Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 23/11 thông báo các đại diện từ hơn 100 quốc gia cùng đảo Đài Loan được mời dự Hội nghị thượng đỉnh vì Dân chủ, diễn ra theo hình thức trực tuyến vào ngày 9/12 và 10/12. Đây là hội nghị thượng đỉnh vì dân chủ đầu tiên diễn ra dưới thời Tổng thống Mỹ Joe Biden, được tổ chức chưa đầy một tháng sau hội nghị thượng đỉnh trực tuyến của ông với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Phía Đài Loan sau đó xác nhận lãnh đạo cơ quan kỹ thuật số Đường Phượng và đại diện Đài Loan tại Mỹ Tiêu Mỹ Cầm sẽ đại diện cho hòn đảo dự hội nghị. Trương Đôn Hàm, phát ngôn viên của lãnh đạo Đà☂i Loan Thái Anh Văn, cho biết thêm rằng kể từ giữa tháng 11, các quan chức Mỹ và hòn đảo đã tổ chức một số cuộc họp cấp cao, thể hiện quan hệ giao lưu và hợp tác sâꦰu sắc hơn giữa hai bên.
Động thái của Mỹ khiến Trung Quốc phản ứng gay gắt. Chu Phượng Liên, phát ngôn viên Văn phòng Các vấn đề Đài Loan của Trung Quốc, gọi quyết định🐷 mời Đài Loan dự hội nghị của Mỹ là một "sai lầm", thêm rằnꦡg Bắc Kinh phản đối "bất kỳ giao thiệp chính thức nào giữa Washington và khu vực Đài Loan của Trung Quốc".
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cũng yêu cầ🙈u Mỹ "ngừng cấu kết với những người ly 🉐khai đòi độc lập" ở Đài Loan, cảnh báo "đùa với lửa chỉ có thể dẫn đến bỏng tay".
Theo bình luận viên Courtney McBride và Alex Leary của WSJ, lời mời Đài Loan dự hội nghị dân chủ của chí🧸nh quyền Biden là một phần trong nỗ lực đưa hòn đảo tham gia sâu hơn vào các diễn đàn quốc tế, nâng tầm cho Đài Bắc, bất chấp sự phản đối kịch liệt của Trung Quốc.
Thời Ân Hoằng, giáo sưꦗ quan hệ quốc tế tại Đại học Nhân dân Trung Quốc, cũng đánh giá động thái này "nhất quán với chính sách với Đài Loan của Biden là tăng cường hỗ trợ toàn diện c🦋ho hòn đảo", nhưng nó đồng thời cũng cho thấy hạn chế trong kết quả của hội nghị thượng đỉnh giữa ông Biden và ông Tập.
Lời mời với Đài Loan được đưa ra ngay sau hội nghị thượng đỉnh trực tuyến Mỹ - T🌼rung hôm 16/11, nơi hai lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác với giọn🔜g điệu ôn hòa, trong một nỗ lực nhằm hạ nhiệt căng thẳng giữa hai nước.
Sau hội nghị, bầu không khí cạnh tranh gay gắt giữa hai siêu cường dường như dịu đi phần nào khi Washington và Bắc Kinh nhất t♕rí cùng nhau đưa thế giới chuyển sang dùng nguồn năng lượng sạch hơn. Mỹ hôm 23/11 tiến hành đợt mở kho dầu dự trữ lớn nhất lịch sử để ứng phó tình trạng giá nhiên liệu tăng cao và cho biết Trung Quốc sẽ hà💛nh động tương tự.
Lời mời Đài Loan dự hội nghị dân chủ, cùng tuyên bố gần đây của Biden rằng đang xem xét không cử quan chức đến dự Olympic Bắc Kinh🌟 vào tháng 2/2022, được cho là có nguy cơ dập tắt bầu không khí hợp tác vừa mới nhen nhóm này, đồng thời là một phép thử mới cho quan hệ Mỹ - Trung.
Một quan chức giấu tên trong ch💞ính quyền Mỹ tiết lộ hội nghị dân chủ không được đề cập trong cuộc hội đàm ba tiến🐓g rưỡi giữa ông Biden và ông Tập. Theo nguồn tin này, cách tiếp cận của Washington là vừa hợp tác với Bắc Kinh chống biến đổi khí hậu và những vấn đề toàn cầu khác, nhưng vẫn tiếp tục cạnh tranh trong một số trường hợp.
"Chính sách đối với Trung Quốc của chúng tôi luôn nhất quán ngay từ đầu. Các động thái diễn ra đan xen, nhiều mặt và phứ෴c tạp", qua𒀰n chức này nói.
Tuy nhiên, để tránh vượt "lằn ranh đỏ" trong vấn đề Đài Loan mà Bắc Kinh vạch ra, Washington và Đài Bắc dường như đã nhất trí chọn đại diện🎀 dự hội nghị là những quan chức cấp thấp, theo Li Da-jung, giáo sư quan hệ quốc tế và nghiên cứu chiến lược tại Đại học Tamkang ở🐽 Đài Loan.
"Đường Phượng chỉ là lãnh đạo m𝓡ột cơ quan, còn Tiêu Mỹ Cầm là đại diện tại Mỹ. Sự sắp xếp này giúp tính nhạy cảm c🥃hính trị của sự kiện giảm bớt hơn rất nhiều so với để lãnh đạo Thái Anh Văn dự hội nghị, ngay cả khi đây chỉ là sự kiện trực tuyến", Li phân tích.
"Bên cạnh đó, các đại diện dự hội nghị không nhất thiết phải là lãnh đạo quốc gia, vùng lãnh thổ. Chú♓ng ta cũng chưa biết sự kiện sẽ được tổ chức ra sao. Có thể Tổng thống Biden phát biểu khai mạc và phần còn lại do Bộ Ngoại giao Mỹ phụ trách. Đây có thể là lý do bà Thái quyết định không dự hội nghị", Li nói.
Bonnie Glaser, giám đốc Chương trình châu Á tại Quỹ Marshall Đức, cũng chung nhận định rằng Mỹ đã có những tính toán để động thá🥃i này không khiến căng thẳng với Trung Quốc vượt quá tầm kiểm soát.
Glaser còn chỉ ra rằng quyết định mời Đài Loan đến hội nghị dân chủ của Mỹ không phải động thái chưa từng có, bởi hòn đảo đã được Mỹ đưa vào li🍒ên minh toàn cầu chống lại nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
"Quan hệ Washington - Bắc Kinh thờ♌i gian tới có thể sẽ gia tăng căng thẳng, Trung Quốc nhiều khả năng sẽ đáp trả bằng cách nào đó, nhưng sẽ không dẫn đến bước lùi quá nghiêm trọng, khi lãnh đạo Đài Loan không tham gia sự kiện", chuyên gia này nhận định.
Ánh Ngọc (Theo WSJ, SCMP)