Chẳng biết thế nào rồi chúng ta cũng lại cứ phải sa vào cuộc tranh luận từ lâu vẫn b𒊎ất phân thắng bại "Số sàn hay Số tự động?". Vì chủ đề là để 🍬cho Người mới lái, nên tôi, với tư cách một người đang sử dụng xe số sàn, cũng xin mạo muội (múa rìu qua mắt các vị “trưởng lão – tài già”) để viết riêng cho những Người mới lái nào đang sinh sống ở Việt Nam, mà sắp phải chọn mua xe cho chính mình, vậy. Đầu tiên thì phải điểm qua một chuyện: ""Người Mới Lái", anh/chị là ai?
Người mới lái không hẳn đã là người chẳng biết tý gì về ôtô, có khi trái lại là đằng khác. Trên mạng có nhiều Người mới (hoặc sắp) lái, vẫn “lái xe” (bằng lời) muốn… nát cả diễn đàn, ta chỉ cần để ý một chút là nhận ra ngay thôi. Chỉ có điều là họ chỉ chưa trực tiếp cấm lái chính thức để lái xe lưu thông trên đường một cách độc lập mà thôi. Người mới lái chắc chắn cũng là người sẽ phải phân vân khi có đủ điều kiện để, và buộc phải, chọn một chiếc xe đầu tiên trong đời cho chính mình, để một ngày rất gần sau đó sẽ (phải/được) tự lái xe ra đường, và sẽ gắn bó với chiếc xe mà mình đã chọn một thời gian dài đáng kể sau đó.
Sẽ thật chẳng công bằng tý nào, khi bàn về chuyện hơn/thua về mặt an toàn (ở Việt Nam) của hai loại xe số sàn và số tự động, khi mà ngay từ buổi ban đầu làm quen với việc điều khiển, sử dụng xe hơi ở trường lái xe của tuyệt đại bộ phận những người lái xe (dĩ nhiên là trừ một số ít không hề học cả lý thuyết lẫn thực hành, mà vẫn có bằng lái), họ đều chẳng có lựa chọn nào hơn là được/phải học về kiến thức và rèn luyện kỹ năng cho việc lái và sử dụng xe số sàn! Thi lấy bằng lái cũng là chỉ thi trên xe số sàn! Điều đó chẳng khác nào chúng ta sinh ra đã là (bé) trai hay gái, từ đó trở đi sẽ buộc phải (hoặc có xu hướng) mặc quần áo và chơi đồ chơi phù hợp.
Chẳng may là toàn bộ các trường dạy lái xe ở Việt Nam cho tới thời điểm của chủ đề này, đều “sinh hạ” toàn là các tài xế xe số sàn! Thực tế là ngay từ khi học trong trường lái xe, toàn bộ học viên ở Việt Nam cho tới giờ vẫn được dạy rất nhiều về việc sử dụng cái chân trái. Nếu khởi hành xe mà tắt máy, thì thầy chửi xối xả về việc “dạy hoài vẫn không biết làm chủ cái “côn”, trong khi đáng lý ra cả thầy lẫn trò đều có thể tránh được cái sự phiền toái đó, nếu ngay từ buổi đầu đã dạy và học trên những chiếc xe không có bàn đạp côn. Thực tế là không cần côn, xe vẫn chạy tốt đấy thôi! Tại sao các trường dạy lái của ta không dạy từ đầu, và cho thi, cả hai loại xe, để học viên tự chọn nhỉ?
Thực tế cho thấy không phải người lái xe nào cũng có sở thích thay đổi qua lại giữa xe số sàn và tự động. Ngoại trừ các tài xế chuyên nghiệp, không có điều kiện chọn xe (chủ xe có xe gì, mình phải lái xe đó), hay một thiểu số coi lái xe là một nghệ thuật, mà mình có sở thích, có niềm đam mê, phần lớn người sử dụng xe cá nhân liên tục, hàng ngày, vẫn coi chiếc xe là một phương tiện, chứ không phải là mục đích. Miễn sao xe đưa mình đi đến nơi, về đến chốn một cách thuận tiện nhất (theo ý mình) là được.
Có thể nói mà không sợ lầm, rằng ô tô là một trong những phát minh vĩ đại nhất của loài người cho đến nay, và ngành chế tạo xe hơi đã có những bước tﷺiến rất dài về kỹ thuật và công nghệ. Từ chiếc xe đầu tiên khi khởi động động cơ phải dùng chiếc tay quay, cho đến những chiếc xe số tự động, động cơ hybrid ngày nay. Sự thật không thể đảo ngược được là hộp số tự động của xe hơi, đặc biệt là hộp số do những hãng xe hàng đầu như Mercedes, BMW chế tạo, đang là thành quả của những tiến bộ khoa khọc, kỹ thuật và công nghệ tiến tiến nhất.
Nếu xét về xu hướng, ở thời điểm hiện tại, hoặc cùng lắm cũng chỉ chỉ sau khoảng 5-10 năm nữa, mà khẳng định rằng xe số tự động mất an toàn hơn xe số sàn, với bất kỳ ai, thì có lẽ cũng giống như cách đây hơn một trăm (100) năm, người ta vẫn có quan niệm rằng xe ô tô mà chạy vượt qúa tốc độ mười lăm (15) dặm/ giờ (khoảng 27 km/giờ), thì người lái xe đó chắc chắn sẽ phải chết ngạt vì …luồng khí “thổi” ngược chiều với chiếc xe!? Xe hơi bây giờ có thể chạy với vận tốc 180-250 dặm/giờ trên những con đường thích hợp, có chết ai đâu ?
Cách đây hai tuần, có cô bé tiếp thị cho Mercedes “tán tỉnh” mình, để mình chạy thử rồi mua xe của hãng. (Chắc cô ấy tưởng mình thuộc loại “có khả năng”!). Mình dĩ nhiên không bỏ qua cơ hội “làm đại gia một giờ” nên đã nhận lời lái thử ngay. Tuy nhiên, khi mình “đòi” lái thử một chiếc Mẹc số sàn thuần túy (dứt khoát không chơi với cái đồ “hộp số đồng tính”!), để sau đó sẽ mua xe loại đó, thì cô bé cười (rất bao dung): “báo cáo với anh, Mẹc của em bây giờ không sản xuất số sàn ở VN, chỉ có các xe số tự động thôi ạ!”.
Thế ra, nếu muốn lái xe một cách nhàn hạ, trong khi lái có thể trao đổi điện thoại (không cần cầm máy), không cần dùng chân trái… để đầu óc tính chuyện đầu tư, tỷ giá; giá mở cửa, giá đóng cửa, bán khống (short sell), “repo” cổ phiếu…, thì những anh/chị “có khả năng” bây giờ có mấy ai muốn đi số sàn nữa. “Cung” đã được tính toán kỹ để đáp ứng thực tiễn và xu hướng của “Cầu” rồi. Chẳng lẽ “Cung” do Mercedes thực hiện, mà lại kém an toàn? Muốn bị khách hàng VIP kiện hả?
Từ khi bắt đầu học lái, mình “ngộ” ra một điều: Lái xe hơi, chẳng qua chỉ là làm một chuỗi việc: cho nó chạy (khởi hành), theo đúng hướng mà mình muốn và cũng tin là được phép đi, và với vận tốc mà Luật giao thông cho phép ở từng đoạn đường nhất định; đừng để xe nó “hôn” ai (còn nếu cái số của nó đã bị ai “hôn”, thì mình sao biết trước được !?), rồi dừng đúng chỗ và đúng lúc mình muốn. Thế thôi.
Lái xe có thể là một nghệ thuật, hay chỉ đơn thuần là một công việc nhàm chán, đơn điệu, lặp đi lặp lại ngày này qua tháng nọ để kiếm sống, hay cả hai, tùy thuộc hoàn toàn vào quan niệm và mục đích của mỗi người. Người lái xe giỏi, chắc chắn phải là người lái xe làm sao để hành khách ngồi xe mình mà không thấy sợ, không bao giờ phải co rúm lại, hoặc đạp chân xuống sàn đến tê cả chân (đạp phanh theo phản xạ). Người lái giỏi cũng là người không làm cho đồng nghiệp hay những người điều khiển phương tiện khác tham gia lưu thông trên đường không cảm thấy phiền lòng vì cung cách lái xe của mình.
Hỡi những Người mới lái (không chuyên nghiệp), và cũng sắp sửa mua xe riêng! Các bạn hãy căn cứ vào khả năng tài chính và kế hoạch tài chính cá nhân; sở thích, hay thiện cảm của mình với từng loại xe; mục đích, tần suất, sử dụng xe… để chọn mua chiếc xe đầu tiên cho mình. Đừng có lăn tăn với việc chọn xe số sàn hay số tự động, vì nếu bạn học lái ở trường cho tốt, sau đó có điều kiện thuê hẳn một loại xe nào đó tập riêng trên các loại đường khác nhau khoảng từ 500-1.000 km với huấn luyện viên thực hành riêng, thì việc bạn chọn mua rồi sử dụng chuyên một loại xe nào trong hai loại xe đang được bàn đến ở đây, rồi cũng như nhau cả thôi. Xe nào cũng được, miễn là mình phải thật quen thuộc với nó. Ở châu Âu bây giờ vẫn còn nhều người thích đi xe số sàn, nhưng ở Mỹ, Canada hay Úc, thì số người thích số tự động đang có xu hướng sẽ đông hơn.
Số tự động cũng phải có những ưu việt (trong đó có mức độ an toàn) như (hoặc hơn) số sàn, thì các hãng chế tạo mới bán được xe số tự động chứ ? Chẳng lẽ cứ bắt buộc phải đợi đến khi ở Việt Nam cho phép dạy và thi lái xe bằng cả xe số tự động nữa, thì chúng ta mới đành chấp nhận đổi mới quan niệm hay sao?
C h e e r s,
Nguyễn Thanh Tuân