Với thông tin bạn cung cấp,🧜 chúng tôi không đủ dữ liệu đ💫ánh giá tính chất vụ việc cũng như căn cứ, cơ sở để xác định lỗi của mỗi bên. Do vậy, chúng tôi chỉ có thể tư vấn cho bạn trên phương diện nguyên tắc. Trong khi thực tiễn giải quyết tranh chấp lại phụ thuộc rất nhiều vào các tài liệu, chứng cứ mà các bên cung cấp cho cơ quan tố tụng.
Theo Điều 328 Bộ luật Dân sự, đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật🍬 có giá trị khác trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc ꧋được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền. Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc. Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Luật không quy định hình thức của hợp đồng đặt cọc. Do vậy, việc đặt cọc có thể lập văn được lập thành văn bản✃ hoặc chỉ là hợp đồng miệng.
Tuy nhiên, trên thực tế khi việc đặt cọc chỉ giao kết miệng thì sẽꦜ gặp nhiều khó khăn khi giải quyế𒆙t tranh chấp bởi không có cơ sở xác định các bên đã thỏa thuận như thế nào, hậu quá pháp lý của việc phá cọc, vi phạm hợp đồng...
Về lừa đảo chiếm đoạt tài sản, pháp luật về hình sự quy định lừa đảo là hành vi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 174 Bộ luật Hình sự.
Đối chiếu các quy định nói trên, nếu sự việc đúng như bạn cung cấp (có chứng cứ chứng minh) thì hành vi của bạn không có 𒐪dấu hiệu gian dối nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Vụ việc chỉ đơn thuần là tranh chấp kinh doanh thương mại, thuộc thẩm quyền của tòa án, nếu một trong các bên khởi kiện.
Trường hợp bạn không thu thập, củng cố chứng cứ một cách đầy đủ thì bạn có thể rơi vào tình huống "tình♓ ngay, lý gian", sẽ bất🧸 lợi cho bạn khi vụ việc được chuyển đến cơ quan chức năng.
Việc thu thập ch♑ứng cứ có thể thực hiện dưới một số hình thức sau đây:
- Bóc mở, kiểm tra hàng🉐 hóa trước s🐽ự chứng kiến của bên giao hàng
- 💎Quay video toàn bộ sự việc, có sự tham gia của người giao hàng🐻, nhân chứng
- Lập biên ജbản có xác nhận của bên giao hàng và người làm chứng về số lượng, chất lượng, mẫu mã...
- Điện thoại ngay cho bên bá𝄹n trước sự chứng kiến của người làm chứng, sử dụng chế độ ghi âm cuộc gọi.
- Mời thừa phát lại lập Vi bằng
Trường hợp bạn không thực hiện ngay một trong các cách thức nói trên để đủ cơ sở khẳng định hàng hóa không đạt chất lượng như đã thỏa thuận mà bạn vẫn nhận hàng thì sau này không thể khôi phục, củng cố được chứng cứ. Thậm chí, bên bá൲n còn cho rằng bạn có hành vi tráo hàng, dàn dựng sự việc để trục lợi.
Trong giao thương dân sự, kinh tế, có một quy tắc bất thành văn "im lặng là đồng ý". Nếu bạn không phản ánh tức khắc với bên bán hàng mà vẫn nhận hàng đồng nghĩa bạn không có khiếu ꦗnại về số lượng, chất l🍨ượng, thời gian giao hàng...
Nếu sau khi nhận hàng bạn mới khiếu nại thì sẽ rất 💮khó giải quyết yêu cầu của bạn, đặc biệt hàng hóa là hoa quả, thực phẩm tươi sống.
Luật sư Vũ Tiến Vinh
Công ty luật Bảo An, Hà Nội