"Nếu Nga không tuân thủ đầy đủ và có thể kiểm chứng hiệp ước trong thời hạn 6 tháng bằng cách phá hủy tên lửa vi phạm INF, bệ phóng và thiết bị liên quan, hiệp ước sẽ chấm dứt", Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 1/2 nói với các phóng viên, theo Reuters.
Ông cho biết Mỹ bắt đầu ngừng coi mình bị ràng buộc bởi hiệp ước này từ ng🃏ày 2/2, khi Washington thông báo cho Moskva về ý định rút khỏi INF qua kênh liên lạc chính thức.
Hiệp ước Các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) được Mỹ - Nga ký năm 1987, cấm hai bên phát triển mọi loại tên lửa h🌊ành trình phóng từ mặt đất có tầm bắn 500 - 5.500 km. Mỹ cáo buộc rằng tên lửa mới của Nga Novator 9M729 vi phạm vì có tầm bay hơn 5.000 km.
Trong khi đó, Nga tháng trước công khai mẫu tên lửa này, cho biết tầm bắn của tên lửa là 480 km và khẳng định không vi phạm hiệ꧙p ước. Moskva từ chối yêu cầu của Mỹ là phá hủy tên lửa. Các quan chức Nga cáo buộc Mỹ cố kiếm cớ để rút khỏi hiệp ước nhằm phát triển tên lửa mới.
Căng thẳng Nga - Mỹ khiến nhiều đồng minh của W🐻ashington lo ngại, cho rằng việc Mỹ rút khỏi INF sẽ mở đầu cuộc chạy đua vũ trang mới và𝄹 đặt châu Âu trong tầm ngắm của nhiều loại tên lửa hạt nhân.