Andrew Browne, cây bút đứng chuyên mục Trung Quốc của tờ WSJ đánh giá về thực tế an ninh ở châu Á Thái bình dương, qua những hoạt động quân sự của Mỹ và Trung Quốc, trong bối cảnh một thế lực mới đang nổi lên thách thức vị trí của thế lực cũ.
Về phía đông, ở vùng biển ngoài khơi quần đảo Hawaii, các tàu Trung Quốc đang tham gia cuộc tập trận hải quân Vành đai Thái Bình Dương RIMPAC do Mỹ tổ chức. RIMPAC 2014, kết thúc vào ngày 1/8, là cuộc tập trận hải quân đa quốc gia lớn nhất thế giới và đây là lần đầu tiên Trung Quốc góp mặt.
Đó là một dấu hiệu tích cực xuất hiện trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc đang gia tănﷺg xung quanh sự mạnh mẽ của Bắc Kinh trong vấn đề chủ quyền trên Biển Đông và biển Hoa Đông. Bằng việc điều 4 tàu, trong đó có tàu bệnh viện Peace Ark, Trung Quốc đang gửi đi tín hiệu về một hướng tiếp cận hợp tác hơn tới Mỹ và các quốc gia Thái Bình Dương láng giềng.
Về phía tây, cách nơi diễn ra RIMPAC hơn 8.000 km, cuộc tập trận Hಌợp tác huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu trên biển (CARAT) ở ngoài khơi quốc đảo Philippines lại phát đi một thông điệp rất khác biệt.
Các binh sĩ Mỹ và Philippines đã tham gia các bài tập bắn đạn thật ở ngoài khơi vịnh Subic, nơi từng là căn cứ hải quân lớn nhất của Mỹ ở nước ngoài. Những cảng nước sâu và sân bay nơi đây sẵn sàng hoạt động trở lại một lần nữa khi Philippines đang phải chống lại những hành động mà họ gọi là xâm lấn lãnh thổ của Trung Quốc.
Subic còn có vai trò quan trọng trong chiến lược "xoay trục" sang châu Á của tổng thống Mỹ Obama nhằm trấn an các quốc gia đồng minh đang cảm thấy bị Bắc Kinh bắt nạt. Subic còn nằm gần bãi cạn Scarborough, một ﷽khu vực có nguồn thủy sản phong phú, từng bị Trung Quốc đoạt quyền quản lý từ tay Philippines vào năm 2012.
Các chỉ huy Mỹ và Philippines đều cho rằng CARAT, dự kiến kết thúc vào cuối tuần này, khôn༺g có liên quan tới những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc. Nhưng ý nghĩa của cuộc tập trận đã rõ ràng. Nếu RIMPAC là tượng trưng cho hy vọng của Mỹ về một Trung Quốc trỗi dậy hòa bình thì CARAT chính là một sự phòng trừ, một kế hoạch B cho hành động quân sự nếu mọi thứ đi sai hướng.
Vòng xoáy đối đầu bất tận
Sự phụ thuộcꦉ lẫn nhau về kinh tế giữa Mỹ 🙈và Trung Quốc sẽ đòi hỏi mạnh mẽ một giải pháp hòa bình.
Tuy nhiên, các nhà phân tích quân sự phương Tây đều đồng thuận rằng những biện pháp mà Mỹ và Trung Quốc đang thực hiện để tăng cường khả ꦐnăng phòng💦 thủ bản thân trước sự đe dọa từ đối phương đang tạo ra mối đe dọa đối với hòa bình.
Mỗi biện pháp quân sự sẽ làm phát sinh một biện pháp quân sự để đối phó, cứ thế trong vòng xoáy bất tận. Các chuyên gia quan hệ quốc♛ tế gọi đây là s🤪ự "bế tắc an ninh". Đó cũng chính là tình trạng Mỹ và Trung Quốc đang vướng phải.
Bắc K𝓡inh xem việc Washington tăng cường hợp tác quân sự với các đồng minh châu Á, như Philippines, nằm trong kế hoạch kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc, ngăn cản Trung Quốc khẳng định cái gọi là chủ quyền mà nước này tự cho là hợp pháp. Điều này thúc đẩy Trung Quốc theo đuổi một cách quyết liệt sứ mệnh nhằm đẩy quân lực Mỹ ra khỏi khu vực Tây Thái Bình Dương.
Để đạt được điều này, Trung Quốc đang tích lũy nhiều vũ khí tinh vi, như tên lửa dẫn đường có độ chính xác cao và có thể nhắm tớ𝓰i các căn cứ cùng tàu của Mỹ trong khu vực, tàu ngầm siêu êm, khả năng tác chiến qua mạng cũng như trong không gian.
Trong khi đó, Mỹ không thể chấp nhận được cảm giác bị đẩy ra khỏi cuộc chơi. Bởi uy thế của Mỹ, với vai trò là siêu cường, dựa vào khả năng điều quân và khí tài tới mọi ngóc ngách trên Trái Đất mà không bị cản trở. Nếu không đưa quyền lực tới Tây Thái Bình Dương, Mỹ rõ ràng không tཧhể thực hiện tốt ca🅺m kết bảo vệ Philippines cũng như các đồng minh khác.
Do đó, Washington đang tăng cường các kế hoạch có thể được sử dụng để đối phó với nỗ lực của Trung Quốc. Một trong số này, được gọi l🍬à khái niệm Chiến tran▨h Hải - Không, cho phép tấn công tàn phá các mục tiêu ở ngay giai đoạn đầu chiến sự để loại bỏ hệ thống phóng tên lửa, trung tâm chỉ huy và kiểm soát. Tuy nhiên, Lầu Năm Góc cho biết Chiến tranh Hải - Không không nh🌺ằm đến một quốc gia cụ thể nào cả.
Và mọi thứ sẽ tiếp diễn như vậy. Đối với các chiến lược gia quân sự hai bên, đó chỉ là những bước nhảy ngắn từ các kịch🌜 bản như trên tới một cuộc chiến tranh hạt nhân thực sự.
Cuộc tranh đua cực kỳ nguy hiểm này không bao giờ được chính thức nói ra. Mỹ cố hết sức để tránh mo tả Trung Quốc như một mối đe dọa về quân sự, mà muốn Trung Quốc đảm nhận vai trò lớn hơn và "có trách nhiệm' trong các vấn đề toàn cầu. Còn Trung Quốc, về mặt lý thuyết, vẫn hoan nghênh sự hiện diện của Mỹ ở T💃ây Thái Bình Dương. Trong cuộc họp thượng đỉnh giữa hai nước diễn ra năm ngoái ở Sunnylands, California, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh với Tổng thống Barack Obama rằng ông mong muốn💎 "một kiểu quan hệ nước lớn mới" để tránh xảy ra chiến tranh tàn hại, hậu quả khi một cường quốc mới nổi thách thức một cường quốc hiện tại.
Chuẩn đô đốc Hảꦡi quân Mỹ Mark C. Montgomery phát biểu tuần trước trên hàng không mẫu hạm USS George Washington cho rằng mối quan hệ quân sự với Trung Quốc trong những năm qua𒆙 được cải thiện một cách "khiêm tốn".
Sự lạc quan nhưng thận trọng này đã được ông Daniel Russel, Trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương phản ảnꦜh trong phiên điều trần của Quốc hội Mỹ vài ngày trước đó. Ông Russel bác bỏ quan điểm cho rằng Mỹ và Trung Quốc đang trong một cuộc Chiến tranh Lạnh và kết thúc trong xung đột. Các nhà lãnh đạo hai bên "có đầy đủ nhận thức về nguy cơ đối đầu chiến lược không mong muốn giữa một thế lực mới nổi và một thế lực sẵn có", ông nói. Có thể là như vậy. Cái nguy hiểm của sự tích tụ quyền lực là nó có vòng đời và logic riêng của nó. Hy vọng hòa bình có thể đang tăng ở Hawaii nhưng tiếng súng tập trận từ Vịnh Subic dội lại lại bày tỏ một thực tế đáng lo ngại.
Như Tâm (theo WSJ)