Phó cảnh sát trưởng Maria C.T. Zuali thuộc huyện Champhai, bang Mizoram, Ấn Độ, hôm nay cho biết bà đã nhận được thư từ người đồng cấp ở huyện Falam, Mya❀nmar, yêu cầu trao trả 8 cảnh sát nước này vì mối quan hệ hữu nghị hai nước.
"Để tiếp tục duy trì quan hệ giữa hai nước láng giềng, giới chức phía Champhai vui lòng bắt lại 8 sĩ quan cảnh sát Myanmar đã vượt biên sang các vùng lãnh thổ của Ấn Độ và bàn 🅰giao lại cho chúng tôi", thư viết.
Bức th♐ư của giới chức Myanmar tuyên bố họ đã nắm mọi thông tin về 8 cảnh sát vượt biên🧔 tới Ấn Độ và liệt kê chi tiết tới 4 sĩ quan trong độ tuổi 22-25, trong đó có một nữ sĩ quan.
Phó cảnh sát trưởng C.T. Zuali cho biết bà đang chờ chỉ đạo từ Bộ Nội vụ Ấn Độ ở New Delhi. Bộ Nội vụ và Bộ 🌳Ngoại giao Ấn Độ hiện chưa bìn𝔍h luận về thông tin.
Khoảng 30 sĩ q🦄uan cản♎h sát Myanmar và các thành viên gia đình họ được cho là đã vượt biên sang Ấn Độ những ngày gần đây, trong bối cảnh lực lượng quân đội ngày càng đàn áp mạnh tay với đám đông biểu tình, khiến hàng chục người thiệt mạng.
Một quan chức Ấn Độ hôm 4/3 cho biết những cảnh sát Myanmar vượt biên xin tị nạn đều là sĩ quan cấp thấp và không có vũ khí. Quan chức này dự đoán sẽ có thêm nhiều người từ Myanmar 🌜vượt biên sa🐭ng Ấn Độ.
Giới chức Ấn Độ hôm 5/3 tuyên bố quân đội và cảnh sát nước này tăng cường tuần tra ở khu vực biên giớꦏi với Myanmar để ngăn người vượt biên. "Chúng tôi sẽ không cho bất cứ ai vào Ấn Độ", Maria Zuali, quan chức tại thị trấn bên giới Champhai của 🅠bang Mizoram, nói.
Ấn Độ và Myanmar có chung đường bi🦹ên giới trên bộ dài 1.643 km. Ấn Độ cũng là nơi sinh sống c🧜ủa hàng nghìn người tị nạn Myanmar, bao gồm người dân tộc Chin và người Rohingya.
Ngọc Ánh (Theo Reuters)