Báo cáo Quốc hội tại phiên làm việc chiều 24/10, Tổng thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong nói định hướng chương trình sẽ hướng♒ dẫn, chỉ đạo ngành tiến hành thanh tra nội dung trên ở phạm vi toàn quốc,
Theo ông, vừa qua Chính phủ đã ban hành hai༒ nghị quyết số 217, 218, trong đó chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương đặc biệt quan tâm, có biện pháp phòng chống tiêu cực, tham nhũng liên quan đến công tác chống dịch.
Ông Phạm Văn Hòa (Phó trưởꦫng đoàn đại biểu tỉnh Đồng Tháp) cũng đề nghị Chính phủ tiếp tục "tinh thần tiến công", tập trung thanh tra, kiểm toán, giám sát các lĩnh vực nhạy cảm, dễ phát sinh tham nhũng. "Cần chú ý tới những vấn đề dư luận quan tâm như mua sắm trang thiết bị y tế, gói hỗ trợ an sinh xã hội, các khoản đóng góp của nhân dân trong hoạt động từ thiện", ông Hòa nói.
Theo đại biểu Nguyễn Thị Quyên Thanh, cần xác định rõ trách nhiệm cụ thể của từng cấp, từng ngành, gắn với trá🔯ch nhiệm của người đứng đầu trong phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; nhất là trong chỉ đạo đấu tranh với các hoạt động buôn lậ𝕴u, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, các mặt hàng thiết yếu, thuốc, vật tư y tế phục vụ phòng, chống Covid-19...
"Cần xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nhằm tạo sức răn đe, 𝔍phòng ngừa chung", bà Thanh nói.
Theo lãnh đạo Thanh tra Chính phủ, năm 2021, số cuộc thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiế🍨u nại, tố cáo giảm so với năm 2020, nhưng việc phát hiện, chuyển các vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan ♉điều tra tăng.
Đơn cử, trong 6 tháng đầu năm 2021, khi thanh tra việc quản lý Quỹ bảo hiểm y tế, mua sắm trang thiết bị, vật tư tiêu hao, đấu thầu thuốc chữa bệ𓆉nh, Thanh tra Chính phủ đã báo cáo Thủ tướng chuyển 7 vụ việc sang cơ quan điều tra.