Nhà thơ Chế Lan Viên꧅ (1920-1989), tên thật Phan Ngọc Hoan, quê Quảng Trị. Ông lớn lên và đi học ✨Quy Nhơn, Bình Định, đỗ bằng thành chung thì thôi học, đi dạy tư kiếm sống. Do đó, có thể xem Quy Nhơn là quê hương thứ hai của nhà thơ.
Chế Lan Viên bắt đầu làm thơ từ năm 12 tuổi, 5 năm sau đó ra tập thơ đầu tay Điêu tàn, bắt đầu nổi danh trên thi đàn Việt Nam. Tập thơ Điêu tàn của Chế Lan Viên với nhữn💎g vần thơ sầu não, có phần kinh dị và huyền bí với những cảnh đổ nát, hoang tàn của các phế tích.
Một trong những bài thơ hay, được nhiều người biết nhất của Chế Lan Viên là Xuân, viết về mùa xuân với những ý 💞tưởng lạ kỳ: Một mùa xuân bị chối bỏ, thờ ơ, lã✤nh đạm, một mùa xuân mà cả đất trời và lòng người trĩu nặng, ưu tư, buồn bã.
Tôi có chờ đâu, có đợi đâu
Ðem chi xuân lại gợi thêm sầu?
- Với tôi, tất cả như vô nghĩa
Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau!
Ai đâu trở lại mùa thu trước
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng?
Với của hoa tươi, muôn cánh rã
Về đây, đem chắn nẻo xuân sang!
Ai biết hồn tôi say mộng ảo
Ý thu góp lại cản tình xuân?
Có một người nghèo không biết Tết
Mang lì chiếc áo độ thu tàn!
Có đứa trẻ thơ không biết khóc
Vô tình bỗng nổi tiếng cười ran!
Chao ôi! Mong nhớ! Ôi mong nhớ!
Một cánh chim thu lạc cuối ngàn.
Hoài Thanh - Hoài Chân bình giảng bài thơ: "Ý muốn ngông cuồng, ngộ nghĩnh? Đã đành. Trong cái ngộ nghĩnh, cái ngông cuồng ấy tôi còn thấy mộဣt sức mạnh phi thường. Chắn một luồng gió, chắn một dòng sông, chắn những đợt sóng hung hăng ngoài biển cả, nhưng mà chắn nẻo xuân sang. Sao người ta lại có thể nghĩ được n𓆉hư thế?".
Câu 3: "Tiếng thu" của Lưu Trọng Lư được xem là một trong những bài thơ hay nhất của nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Hình ảnh nào không xuất hiện trong bài thơ?