Nhà thơ Lưu Trọng Lư (1912-1991) quê ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Ông lớn lên trong gia đình quan lại nho học, từ nhỏ học ở trường tỉnh, sau đó ở Huế và Hà Nội. Ông từng dạy học ở trường t☂ư, viết văn, viết báo, làm thơ.
Trong kháng chiến chống Pháp, ông hoạt động tuyên truyền văn nghệ ở Bình Trị Thiên và Liên khu IV, sau đó công tác ở Bộ Văn hóa, Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam, Hội Nhà văn Việtꦜ Nam.
Lưu Trọng Lư được xem là một trong những "chủ tướng" của phong trào Thơ mới. Ngay từ buổi đầu, ông🐓 đã cổ động tích cực cho Thơ mới trên thi đàn và đến với thơ bằng tất cả tâm hồn sầu mộng của mình.
Bài thơ Tiếng thu được nhà phê bình Hoài Thanh chọn đăng trong tuyển tập Thi nhân Việt Nam.
Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ?
Em không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào xạc,
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô?
Nhà thơ Trần Đăng Khoa, trong một bài viết về Lưu Trọng Lư và bài thơ Tiếng thu, cho rằng "nếu chọn một bài thơ thơ nhất của Việt Nam, nghĩa là ngoài thơ ra, nó không có gì bấu víu, thì đó là Tiếng thu. Đây làও bài hay nhất trong đời thơ Lưu Trọn☂g Lư, cũng là bài thơ thơ nhất của thi ca Việt Nam hiện đại".
Nhiều nhà th📖ơ, nhà phê🦩 bình văn học khác cùng quan điểm khi cho rằng đây là một trong những bài thơ hay nhất của thơ ca hiện đại Việt Nam.
Theo Từ điển tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam dùng cho nhà trường (NXB Đại học Sư phạm), trước Cách mạng tháng Tám 1945, thơ Lưu Trọng Lư chủ yếu tập trung trong tập Tiếng thu. Bài thơ sử dụng bút꧟ pháp chấm phá tượng trưng, nhạc điệu sâu lắng, có nhiều nét đồng điệu với hình ảnh🤪 lơ đãng, mơ màng của nhà thơ trong cuộc đời.
Câu 4: "Cành hoa thu muộn" là bài thơ hay về mùa thu, được trích trong tập Thi nhân Việt Nam. Tác giả bài thơ này là ai?