Vô sinh dù có tinh trùng
Anh Nguyễn Hùng Huy (33 tuổi, TP HCM) không thể tin nguyên nhân khiến 5 năm sau ngày cưới mà hai vợ𓂃 chồng vẫn chưa có con lại bắt nguồn từ mình. Huy là nhân viên IT ở một ngân hàng lớn. Ngoài giờ làm việc, anh dành nhiều thời gian cho thể thao, không bia rượu, thuốc lá và luôn chủ động bảo vệ sức khỏe. Hai vợ chồng anh cũng hòa hợp, hạnh phúc.
Qua thăm khám, bác sĩ ghi nhận Huy có tinh hoàn, dương 🎉vật bình thường nhưng bị bất sản ống dẫn tinh hai bên do đột biến gene CFTR. Quá trình sinh tinh vẫn diễn ra, tuy nhiên xét nghiệm tinh dịch đồ cho thấy không có tinh trùng.
Theo bác sĩ Lê Đăng Khoa, Trường bộ phận Nam học, Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản BVĐK Tâm TP HCM (IVFTA-HCM), biện pháp điều trị duy nhất giúp bệnh nhân có con là vi phẫu lấy tinh trùng ở mào tinh (MESA) hoặc bằng cách chọc mào tinh qua da (PESA), sau đó bơm vào bào tương trứng (ICSI). Sau khi tiến hành các thủ thuật này tại IVFTA-HCM, chị Hương (vợ anh Huy) đã có thai sau lần chuyển phôi đầu tiên. Anh cho hay sẽ tiếp🐈 tục quay lại đây chuyển phôi để sinh con thứ hai trước khi vợ bước sang tuổi 35.
Theo bác sĩ Lê Đăng Khoa, tại IVFTA-HCM, có tới 65% nam giới đến khám hiếm muộn không biết rằng mình có thể vô sinh ngay cả khi sức khỏe ổn định♔, sinh lý bình thường; xét nghiệm có tinh trùng, số lượng nhiều, hình dạng bình thường, bơi khỏe... Trong khi thực tế, khoảng 40% trường hợp nam giới bị phát hiện vô sinh có số lượng và hình dạng tinh trùng hoàn toàn bình thường.
Vô sinh vì yếu tố di truyền như Huy chiếm 10-15% tùy mức độ nhưng hầu như không được quan tâm. Mọi người thường quan niệm vô sinh do di truyền chỉ gặp ở các bệnh nhân có bố mẹ có vấn đề về khả năng sinh sản. Tuy nhiên, nhiều trường hợp bố mẹ bình thường nhưng trong quá trình thụ tinh bị sai lạc, nhiễm trùng, nhiễm độc, 46 XX (người bệnh có kiểu nhiễm sắc thể XX giống ở nữ nhưng biểu hiện hình dạng như đàn ông)... Thực tế ღcho thấy đã có nhiều trường hợp vợ chồng làm thụ tinh ống nghiệm nhiều lần không đạt, làm xét nghiệm nâng cao thì phát hiện người chồng có bộ nhiễm sắc thể 47 XXY (kiểu hình nam nhưng không có tinh trùng); hoặc mắc hội chứng Klinefelter thể khảm (có kiểu hình bình thường nhưng khả năng sinh tinh kém hoặc không sinh tinh)... Nếu không có sự can thiệp của phương pháp hỗ trợ sinh sản, nhóm bệnh nhân này sẽ không thể có con tự nhiên.
Ngoài yếu tố di truyền, bác sĩ Khoa khuyến cáo, có 4 nhóm vô sinh nam thường gặp nhưng phái mạnh ít ngờ đến và chủ quan trì hꦕoãn thăm khám, bỏ lỡ thời gian "vàng" điều trị. Chiếm tỷ lệ lớn nhất là vô sinh do biến chứng bệnh quai bị. Có 30% nam giới bị biến chứng viêm, teo tinh hoàn mà✃ không hề biết.
Môi trường độc hại là nguyên nhân ít ai ngờ nhưng lại chiếm 25% trường hợp vô sinh nam đến thăm khám tại IVFTA-HCM. Phần ▨lớn bệnh nhân là nông dân, đầu bếp, thợ rèn, tài xế... thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, nhiệt độ cao, hóa chất, sóng cao tần...
Giãn tĩnh mạch thừng tinh cũng đang chiếm 10-15% dân số nói chung và khoảng 30% các ca vô sinh nam. Các trường hợp này chủ yếu được phát hiện tình c🐷ờ khi khám nam khoa, hiếm muộn. Bệnh lý này là sự giãn, xo🐷ắn bất thường của tĩnh mạch tinh hoàn trong bó thừng tinh. Có nhiều phương pháp phẫu thuật điều trị có chi phí thấp, hiệu quả, giảm thiểu nguy cơ tai biến và phù hợp với nhiều đối tượng.
Nguyên nhân còn lại liên quan đến các bệnh lây qua đường tình dục, gây ra tắc ống dẫn ꦕtinh, viêm tinh hoàn mạn tính; hoặc trường hợp nặng là không tìm thấy tinh trùng... Đây là những "sát thủ vô hình" gây vô sinh nam.
Kỹ thuật giúp nam giới vô tinh có con
Bá🌠c sĩ Lê Đăng Khoa, tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh, cho biết nam giới vô sinh trải qua các bước chẩn đoán vô sinh nam gồm: xác định bệnh sử, khám và xét nghiệm tinh dịch đồ, siêu âm, kiểm tra nội tiết, sinh thiết, xét nghiệm di truyền để xác định có tổn thương nhiễm sắc thể... Tùy theo căn nguyên cùng mức độ bệnh, các bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp. Trong đó những trường hợp vô tinh không tắc nghẽn là thách thức lớn trong việc điều tr🎀ị vô sinh nam.
Nếu như cách đây vài năm, nam♏ giới vô tinh không tắc nghẽn phải xin tinh trùng thì hiện tại, kỹ thuật micro-TESE có thể vét tận cùng tinh hoàn để tìm những tinh trùng khỏe mạnh. Bác sĩ thực hiện kỹ thuật vi phẫu này dưới kính hiển vi có độ phóng đại 30 lần, với sự trợ giúp của kính hiển vi đảo ngược với độ phóng đại hơn 200 lần. Phương pháp này thường được chỉ định cho hầu hết trường hợp vô sinh không tắc nghẽn do những nguyên nhân như: teo tinh hoàn do quai bị, hội chứng ch𓃲ỉ có tế bào Sertoli, hội chứng sinh tinh nửa chừng, các bất thường về gen (đột biến mất đoạn gen AZF trên nhiễm sắc thể Y), bất thường về nhiễm sắc thể, vô sinh do hội chứng Klinefelter, vô sinh do mắc hội chứng Kallmann...
Theo bác sĩ Khoa, vi phẫu micro-TESE gần như là phương pháp duy nhấ♏t thu được tinh trù⛎ng để thực hiện thụ tinh ống nghiệm với trứng của người vợ.
"Tại IVFTA-HCM, kỹ thuật micro-TESE đã giúp hàng trăm nam giới vốn mất khả năn💮g sinh tinh có con từ tinh trùng của chính mình", bác sĩ Khoa cho biết.
Ngoài ra, nam giới cũng có thể chủ động bảo tồn khả năng sinh✤ sản như tiêm vaccine phòng bệnh quai bị, trữ lạnh tinh trùng (trước khi hoá trị, triệt sản nam hoặc liệu pháp thay thế androgen), quan hệ tình dục an toàn, phẫu thuật sớm để sửa chữa vị trí trong tinh hoàn ẩn...
Đông lạnh tinh trùng cũng là giải pháp cho những người có nguy cơ suy giảm chất lượng tinh dịch. IVFTA-HCM sử dụng kỹ thuật đông lạnh tinh trùng số lượng ít bằng phương pháp thủy tinh hóa để dự phòng do người ♚chồng có lượng tinh trùng🤡 cực ít, thậm chí chỉ có khoảng 3-5 tinh trùng.
Chương trình tư vấn trực tuyến với chủ đề "Vô sinh nam và các nguyên nhân gây vô s꧋inh có thể điều trị thành công" do Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tổ chức sẽ diễn ra vào lúc 20h ngày 13/9. Chương trình được phát sóng trên website của Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh và tiếp sóng trên fanpage VnExpress. Các chuyên gia tư vấn gồm: ThS.BS Giang Huỳnh Như - Giám đốc Trung tâm IVFTA-HCM, ThS Nguyễn Ngọc Quỳnh - Trưởng labo IVFTA-HCM, ThS.BS Lê Đăng Khoa - Trưởng đơn vị Nam học IVFTA-HCM. Độc giả có thể gửi câu hỏi cho chương trình . |
Phúc Thịnh