Trường THPT chuyên Phan Ngọc Hiển, Cà Mau vừa ban hành nội quy năm học 2022-2023, theo đó, học sinh không được cạo đầu nhưng được nhuộm tóc (không khác biệt, nổi bật), được sơn móng tay, chân, son môi nhưng không đậm, lòe loẹt. Theo lãnh đạo nhà trường, nếu các điều cấm mà không thực hiện được thì không nên cấm mà nên khuyến khích sự tự giác của các em, tạo ra sự hài hòa. Quyết định này lập tức gây nên tranh luận trái chiều trong cộng đồng.
Ủng hộ tư duy đổi mới của Ban lãnh đạo nhà trường, độc giả Hoàng Minh cho rằng: "Tô son, đánh phấn là quyền tự do của mỗi người, kể cả trẻ em. Cơ thể của các em, nên các em có quyền quyết định nó sẽ thế nào. Nhà trường, bố mẹ chỉ nên định hướng cho các con hiểu thế nào là đẹp, là phù hợp với văn hóa người Việt, không nên bắt các em phải theo quan điểm của thế hệ trước.
Mỗi chúng ta sinh ra đều đã khác biệt về hình dáng, tính cách, sở thích nên việc bắt tất cả các mọi người phải giống nhau về hình dáng, tính cách, sở thích ꦫthì xã hội đâu còn sự sáng t༒ạo".
Đồng quan điểm, bạn đọc Abc nhấn mạnh: "Ủng hộ quyết định của nhà trường. Thực tế, thời💎 tôi đi học cách đây 20 năm đã có n🉐hững bạn nữ tô son, sơn móng tay, nhuộm tóc. Nếu chúng ta cấm mãi không được thì tốt nhất nên tìm cách quản lý và hướng dẫn các em sao cho phù hợp".
Khẳng định việc nới lỏng quy định nhuộm tóc, sơn móng tay không làm ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục, độc giả Giang Chu nhận định: "Con tôi học ở một trường tư và các con không hề bị giới ๊hạn về đầu tóc, son phấn. Trừ việc mặc đồng phục ra thì tôi thấy các con rất tự do. Và tôi ủng hộ điều này. Tôi chẳng thấy việc đó ảnh hưởng gì đến chuyện học hành cả".
"Nhiều người nói làm vậy sẽ tạo nên sự thiếu công bằng trong môi trường học đường. Nhưng thử hỏi, ngay cả việc quy định học sinh phải mặc đồng phục có thể hiện sự công bằng trong giáo dục? Chỉ riêng cái áo dài thôi nhưng áo rẻ tiền với áo đắt tiền đã rất khác nhau rồi, vậy đâu có gì là tuyệt đối?", bạn đọc Kanon nói thêm.
>> 'Nên bỏ nội quy bắt nữ sinh mặc áo dài'
Trong khi đó, nhiều người khác lại phản đối quyết định cho học sinh nhuộm tóc, sơn móng tay. Độc giả Đọc cho rằng: "Đã là học sinh thì cần gì phải nhuộm tóc? Các em còn cả phần đời rất dài sau này để thể hiện cá tính thay vì làm ngay k🌃hi còn đến trường. Tại sao chúng ta sinh ra nội quy, đồng phục? Mục đích là đem lại sự công bằng và vô tư giữa mọi học sinh, giữa giàu và nghèo. Tuổi dưới 18 thực ra rất nông nổi, đôi khi thấy bạn nhuộm mình cũng đua theo hoặc đòi hỏi gia đình, trong khi tiền chưa tự làm ra, nhận thức chưa chính chắn, chưa có lập trường vững mà chủ yếu là theo bạn bè cho vui. Việc phá bỏ những nội quy lâu nay có khiến cho học sinh tốt hơn không? Hay lại tạo tiền lệ tr💜ời không chịu đất thì đất chịu trời'?".
Bạn đọc Blknemesis cũng bày tỏ sự lo ngại khi học sinh được tự do thái quá trong môi trường học đường: "Tôi hoàn toàn không đồng ý với chuyện trường cho phép nhuộm tóc, thoa son, sơn móng tay. Đã là học sinh thì hãy giáo♊ dục những điều tốt đẹp, hơn là khuyến khích các em đua đòi, ăn diện từ nhỏ, phung phí tiền cha mẹ?
Nếu một em được nhuộm tóc, thoa son, sơn móng tay thì cả trường sẽ làm điều tương tự và đi xa hơn nữa để thể hiện bản thân. Ai sẽ đánh giá thế nào là lòe loẹt thể nào là khác biệt? Nếu tất cả các em gái đều cùng trang điểm lòe loẹt như nhau thì khônꦚg còn gì là khác biệt. Kể cả những em gia đình không có điều kiện tài chính cũng đua đ🦩òi son phấn như bạn bè thì càng phức tạp hơn.
Lúc tôi còn đi học ở Nhật, những điều như nói trên đều bị cấm chứ không có chuyện cho phép. Những quy định của trường như thế này cũng là mục đích giáo dục cho cá🐟c em học sinh sống có khuôn khổ nề nếp, biết tuân thủ theo những quy định trong một ꦦđoàn thể, không đua đòi từ nhỏ".