Trả lời:
Phôi tươi và phôi trữ khác nhau ở một số điểm. Khi kích thích buồng trứng và tạo phôi, chuyển phôi ngay trong chu kỳ đó thì gọi là chuyển phôi tươi. Khi đem những phôi này đi trữ đông lại và đợi một chu kỳ kinh ngu꧅yệt mới, chuẩn bị nội mạc tử cung và rã những phôi này ra để chuyển,🃏 gọi là chuyển phôi trữ.
Một vài nghiên cứu cho thấy việc chuyển phôi trữ lại có một số ưu điểm vượt trội. Ví dụ như khi chuyển phôi trữ sẽ có lợi hơn, do bệnh nhân này có nhiều trứng, khi kích thích buồng trứng thì nồng độ nội tiết sẽ tăng rất cao, ảnh hưởn💞g lên nội mạc tử cung cũng như bệnh nhân có nguy cơ gặp phải hội chứng quá kích buồng trứng. Vì vậy trong những tình huống này, bệnh nhân nên chuyển phôi trữ sẽ an toàn hơn.
Ngoài ra, có đến 40% trường hợp bệnh nhân hiếm muộn có vấn đề tại nội mạc tử cung. Khi làm thụ tinh ống nghiệm th🦂ì chúng tôi tạo p🔥hôi trong một chu kỳ, và giải quyết hết vấn đề của nội mạc tử cung ở một chu kỳ khác trước khi chuyển phôi trữ lạnh.
Bình thường mỗi tháng người phụ nữ chỉ có một trứng phát triển. Khi kích thích buồng trứng thì tháng đó nếu người phụ nữ có 10 trứng hoặc 15 trứng phát triển. Điều đó đồng nghĩa với việc nồng độ nội tiết 🍌sẽ tăng lên gấp 10 hoặc🍸 15 lần và tác động tiêu cực lên nội mạc tử cung. Đó chính là lý do chúng tôi tạo phôi trong một chu kỳ và tối ưu nội mạc ở chu kỳ sau. Đó chính là bí quyết thành công của chuyển phôi trữ.
Nhiều nghiên cứu hiện nay cho thấy tỷ lệ có thai khi chuyển phôi trữ sẽ cao hoặc bằng so với chuyển phôi tươi. Như vậy, để tỷ lệ có thai của bệnh nhân nằm tron꧑g nhóm bằng hoặc nhóm cao hơn chuyển phôi tươi - đó chính là sự lựa chọn, sự tinh tế của bác sĩ điều trị.
Trừ một số trường hợp chất lượng phôi không 𒁏được như mong đợi thì có thể cân nhắc chuyển phôi tươi trong một số t𒁃ình huống. Vì những ưu điểm vượt trội đó tại IVFTA-HCM, chúng tôi hầu như chuyển phôi trữ để tăng tỷ lệ IVF thành công.
BS Ngô Đình Triệu Vỹ
Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh TP HCM