Thông tin được Thứ trưởng Bùi Thế Duy chia sẻ tại tọa đàm "Con đường đến khử carbon: Từ hiệu quả năng lượng đến các nguồn năng lượng thay th🌃ế" tổ chức chiều 30/6 tại Hà Nội. Các nhà quản lý, chuyên gia, doanh nghiệp Việt Nam và Australia đã chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ để giảm khí thải carbon và tìm kiếm các nguồn năng lượng tái tạo, hướng mục tiêu Việt Nam có mức phát thải ròng bằng không (Net zero) vào năm 2050.
Theo Thứ trưởng Duy, cam kết Net zero tạo điều k൩iện nhưng cũng gây sức ép đổi mới công nghệ, sức ép chuyển dịch năng lượng cho các doanh nghiệp. Chia sẻ mục tiêu này, ngành khoa học công nghệ cùng các viện nghiên cứu, trường đại học cần chung tay để nghiên cứu, triển khai, kết nối công nghệ hỗ trợ doanh nghiệp.
Việt Nam và Australia đã có nhiều kết quả hợp tác về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo thông qua chương trình Aus4Innovation. Ông dẫn ví dụ Đại học Công nghệ Sydney (UTS) từng hỗ trợ chuyển giao mô hình Thương mại hóa kết quả nghiên cứu cho các trường đại học ở Việt Nam. Nhờ mô hình này, sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP HCM đã chế tạo nhan𝔍h chóng máy trợ thở trong đại dịch Covid-19.
Thời gian tới༺ Thứ trưởng Duy mong muốn hai bên hợp tác nghiên cứu, chia sẻ kinh nghiệm sử dụng năng🔴 lượng tiết kiệm, hiệu quả.
Ông Andrew Goledzinowski, Đại sứ Australia tại Việt Nam cũng kỳ vọng sự hợp tác, chuyển giao công nghệ của hai quốc gia hiệu quả trong quá trình đạt cân bằng phát thải vào năm 2050. Minh chứng được thể hiện rõ khi c💎ách đây 3 tuần, Thủ tướng Australia Anthony Albanese công bố gói hỗ trợ 105 triệu AUD cho quy hoạch cơ sở hạ tầng bền vững, phát triển các nguồn năng lượng sạch và ngành khai khoáng Việt Nam🃏.
TS Vũ Quang Hùng, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương (Bộ Công thương), cho biết Việt Nam đã triển khai một số dự án điện sang điện khí, tuy🐓 nhiên nguồn khí tự nhiên trong nướ🐠c được dự báo đạt đỉnh vào năm 2026 sau đó đi xuống, dẫn đến nguồn cung nhiệt điện khí khó khăn.
Ông cho rằng, cần nhập khí tự nhiên hóa lỏng từ nước ngoài nhưng cũng không thuận lợi vì nhu cầu sử dụng loại khí này trên thế giới có xu hướng tăng. Ngoài ra, các loại điện gió, điện mặt trời phụ thuộc vào thời tiết nên sẽ khó khăn cho quá trình vận hành hệ t✃hống, ngay cả hệ thống điện thông minh ở các nước đang phát triển.
Trước thực tế này, ông Hùng cho rằng các chín𓆉h sách về khoa học công nghệ, đào tạo nhân lực, nguồn cung năng lượng sơ cấp cần theo hướng tăng cường khả năng tự chủ, đa dạng hoá. Ngoài ra, đổi mới cơ chế phát triển năng lượng đồng bộ và cơ cấu lại các ngành, khu vực tiêu thụ năng lượng cũng rất cần thiết.
Bích Thảo