"Moskva có quyền phản ứng và thực hiện các biện pháp đáp trả tương xứng. Đương nhiên, những điều đó sẽ được thực hiện", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova phát biểu hôm 1/2 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump và Ngoại trưởng Mike Pompeo tuyên bố Mỹ sẽ rút khỏi Hiệp ước Các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) trong vòng 6 tháng, bắt đầu từ ngày 2/2, Tass đưa tin.
INF được Mỹ - Nga ký năm 1987, trong đó cấm hai bên phát triển mọi loại tên lửa hành trình phóng từ mặt đất có tầm bắn 500 - 5.500 km. Mỹ cáo buộc tên lửa mới của Nga Novator 9M729 vi p꧙hạm vì có tầm bay hơn 5.000 ಞkm và cho Moskva thời hạn 6 tháng để phá hủy mẫu tên lửa này.
"Thực tế, đó chỉ là một phần trong mô hình chung của Mỹ về việc phá vỡ và từ bỏ số lượng lớn các thỏa thuận quốc tế. Vì vậy, vấn đề không phải Nga vi phạm hiệp ước, cũng không phải về Trung Quốc hay bất kỳ yếu tố an ninh quốc tế nào khác. Đó chỉ là v🌊iệc Mỹ từ bỏ trách nhiệm pháp lý quốc tế trong các lĩnh vực khác nhau", bà Zakharovꩲa nhấn mạnh.
Nga tháng trước công khai mẫu tên lửa Novator 9M729, cho biết tầm💃 bắn của tên lửa là 480 km và 🌳khẳng định không vi phạm hiệp ước. Moskva từ chối yêu cầu phá hủy tên lửa từ Mỹ, cáo buộc Washington cố kiếm cớ để rút khỏi hiệp ước nhằm phát triển tên lửa mới.
Nếu ꦰMỹ rút khỏi INF, nước này sẽ được phép triển khai các tên lửa tầm𒊎 ngắn và tầm trung tại châu Âu, trong đó có tên lửa hành trình Tomahawk. Nga cáo buộc bệ phóng thẳng đứng Mk. 41 của hệ thống Aegis Ashore mà Mỹ đặt tại Ba Lan và Romania có thể phóng tên lửa hành trình Tomahawk với tầm bắn tới 2.500 km, vươn tới nhiều khu vực sâu trong lãnh thổ Nga.
Căng thẳng Nga - Mỹ khiến nhiều đồng minh của Washington lo ngại, cho rằng việc Mỹ rút khỏi INF sẽ mở đầu cuộc chạy đu🃏a vũ trang mới và đặt châu Âu trong tầm ngắm của nhiều loại tên lửa hạt nhân.