Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà vừa ký ban hành Thông tư số 114 hướng dẫn cấp bù lãi suất do thực hiện chính sách tín dụng theo Nghị định số 67 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản. Đối tượng áp dụng của văn bản là các ngân hàng thương mại 🅰thực hiện chính sách tín dụng đóng mới, nâng cấp tàu theo Nghị định này.
Thông tư nhấn mạnh, các nhà băng thương mại được ngân sách Nhà nước cấp bù lãi suất khi cho vay đúng đối tượng, kꩵhách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích. Việc cấp bù bao gồm các khoản cho vay trong hạn và khoản cho vay bị rủi ro do nguyên nh♉ân khách quan, bất khả kháng được cơ cấu lại nợ theo quy định.
Theo đó, đối với năm đầu tiên, tính từ ngày ký hợp đồng tín dụng, chủ tàu được miễn lãi, và mức lãi suất cấp bù là 7% một năm. Đối với năm thứ 2 trở đi, mức lãi suất cấp bù là chênh lệch giữa lãi suất ngâไn hàng thương mại cho vay và lãi suất chủ tàu phải trả theo quy định. Trường hợp Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh giảm lãi suất cho vay thấp hơn 7% thì mức lãi suất cấp bù là lãi suất do c🔯ơ quan này công bố.
Gần đây, sau khi Nghị định 67 được ban hành, một số doanh nghiệp cũng xây dựng kế hoạch nhập tàu cũ với tổng vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng nhằm kiến nghị những chính sách ưu đãi. Tuy nhiên, tại𒅌 buổi làm việc đầu tuần trước giữa lãnh đạo Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan đều nhấn mạnh, việc hưởng ưu đãi chỉ áp dụng cho các trường hợp đóng mới tàu hoặc vay ꦺvốn ưu đãi để hoán cải, nâng cấp tàu đánh cá hiện có của ngư dân lên công suất trên 400 CV. Hơn nữa, chính sách cũng không áp áp dụng cho trường hợp vay lãi suất thấp để mua tàu cũ đánh bắt x൩a bờ.
Ngày hôm nay 22/8, lãnh đạo Chính phủ và các Bộ, ngành tiếp tục bàn thảo về việc triển khai Nghị định 67 trước khi văn bản chính thức có hiệu lực🎶 vào ngày 25/8 tới.
Ngọc Tuyên