Chị Thu Ngân - con gái cố nghệ sĩ nói - trước khi qua đời, ông nhập viện điều trị vì tràn dịch phổi, suy tim, thận nặng. Đạo diễn Thanh Hiệp - đồng nghiệp từng nhiều lần gặp𝔉 ông - viết trên trang cá nhân: "Không còn được nghe ông kể chuyện tiếu lâm và những bài vọng cổ hài gắn liền với tên tuổi Hề Sa. Một mất mát lớn với sân khấu cải lương và vọng cổ hài".
Tang lễ ông được tổ chức tại chùa Thiên Phước, Bình Dương. Lễ viếng vào sáng 25/12. Lễ động quan diễn ra sáng 27/12, sau đó ô🌳ng được an táng tại nghĩa trang Bình Dương.
Nghệ sĩ Minh Vương từng kêu gọi nhóm bạn ngh𝄹ệ sĩ ủng hộ đồng nghiệp khi biết ông lao đao vì trọng bệnh. Họ đi hát chung từ trước năm 1975. Dù cả hai không chung đoàn, thỉnh thoảng đi show, Minh Vương và Hề Sa thường chọn trích đoạn tuồng chung để biểu diễn. Minh Vương nói: "Anh được đồng nghiệp yêu mến vì tính rất hiền, diễn hài có duyên. Một thời, anh nằm trong số giọng ca có cát-xê cao ngất".
Hề Sa tên thật là Lê Văn Sa, sinh năm 1941 tại TP HCM. Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, niềm vui thuở bé của ông là được nghe giọng ca của nghệ sĩ Văn Hường qua radio. Mỗi dịp gánh hát về Thủ Đức biểu diễn, không có tiền mua vé, ông thường chui vào sân bãi để "coi cọp". Năm 15 tuổi, nhận ra bản thân có chất giọng giống Văn Hường, ông quyết💝 học theo phong cách thần tượng.
Vì không có lợi thế về ngoại hình như Thành Được, Hùng Cường, Hề Sa chuyển hướng hát cải lương hài để tìm chỗ đứng trên sân khấu. Khán giả bắt đầu biết đến Hề Sa trên sân khấu đầu tiên là đoàn Tiếng vang Thủ Đô. Sau đó, ông chuyển về đoàn Thủ Đô 1 và được thế vai "quái kiệt" Bảy Xê, diễn chung với "hoàng đế dĩa nhựa" Tấn Tài và nghệ sĩ Trương Ánh Loan. Ông dần được khán giả yêu thích với các bài vọng cổ hài: Trời sanh trâu, sanh cỏ, Tôi đi làm rể, Hề Sa đi Pháp, Hề Sa cầu hôn... Có thời, ở đoàn Kim Chung, ông nhận lương tháng là 12.000 đồng, trong khi giá xe gắn máy thời đó 38.000 đồng mỗi chiếc. Sau này, ông mở đoàn h🔯át. Thời gian đầu, gánh ông di🦋ễn ba suất mỗi ngày, khán giả đua nhau mua vé. Nhiều năm sau, đoàn thất bại, phải giải tán, ông bán đồ đạc trong nhà bù lỗ.
Hề Sa chịu cảnh chật vật ở tuổi xế chiều. Ông từng mua nhầm căn nhà không có giấy tờ chủ quyền tại quận Gò Vấp, sau đó phải dọn đi vì khu đất nằm trong quy hoạch. Trư🍬ớc khi qua đời, ông cùng vợ và các con ở nhà thuê trong một con hẻm tại quận 1.
Mai Nhật