Anh chị tôi vừa lo xong đám tang cho hai vợ chồng người quen. Họ mất vì tai nạn, bỏ lại sáu người con, đứa nhỏ nhất mới học lớp 6, đứa lớn nhất vừa lập gia đình. Anh chị tôi phải quyên tiền để lo đám tang cho hai vợ chồng kia, giờ còn không biết phải hỗ trợ như thế nào cho mấy đứa trẻ? Nếu nói mua bꦆảo hiểm cho người trụ cột trong gia đình là dại thì tôi dám chắc những người đã khuất sẽ mong họ khờ dại mua bảo hiểm khi còn sống, may ra còn có chút tiền để lại cho những ไđứa con mồ côi của mình.
Nhiều người nói mình không có tiền mua bảo hiểm nhưng liệu các bạn có cho mình cơ hội nhờ bảo hiểm tư vấn xem mua gói tối thiểu hết bao nhiêu tiền và♏ tìm hiểu về lợi í🍌ch của nó chưa? Đôi khi chỉ cần nhịn một phần cà phê sáng, bỏ mua vài tờ vé số, giảm bớt thịt cá trong bữa ăn và tăng cường ăn rau để vừa giữ sức khỏe là bạn đã có tiền dư đề phòng bất trắc bằng bảo hiểm. Với tôi, đấy là khôn ngoan chứ không phải dại khờ.
Sức khỏe của๊ bạn là vô giá. Có sức khỏe thì bạn mới làm ra tiền. Cũng như cái xe, bạn phải bảo trì, bảo hành thường xuyên thì xe mới chạy bền và giúp bạn kiếm tiền. Bảo hiểm nhân thọ hỗ trợ gia đình bạn không rơi vào cảnh khốn đốn, cầu xin sự giúp đỡ về tài chính của mọi người nếu không may người chủ gia đình nằm viện dài ngày, mắc bệnh nan y hoặc tệ nhất là ra đi đột ngột.
Nếu bạn phân vân về lãi, lỗ thì công ty bảo hiểm còn lỗ nặng hơn nếu người mua gặp rủi ro khi vừa ký hợp đồng và mới trả mới khoản phí nhỏ so với giá trị bảo hiểm nhận 𒉰được, lúc này người mua bảo hiểm mới là người có lời. Hãy thử nghĩ nếu bạn mua bảo hiểm nhân thọ, đóng toàn bộ hợp đồng vào khoảng vài trăm triệu đồng, nhưng khoản bảo hiểm thanh toán tối đa lên tới vài tỷ đồng, vậy ai là người có lời ở đây?
Tất nhiên, là người mua bảo hiểm, bạn sẽ chẳng bao giờ muốn có lãi trong trường hợp này cả. Rủi ro không ai thấy trước được và cũng không thể tránh được, nhưng số tiền được bảo hiểm trả cho bản thân hoặc🎉 gia ♐đình bạn khi có rủi ro thì hoàn toàn có thể dự tính trước được".
Đó là chia sẻ của độc giả Thuy.truongthanh2000 xung quanh câu hỏi "Lương 20 triệu có nên mua bảo hiểm nhân thọ?". Đây cũng là thắc mắc chung của nhiều người Việt. Mặc dù luôn được đánh giá là một trong những ngành nhân văn và có ý nghĩa nhất trên thế giới nhưng tại Việt Nam, từ khóa "bảo hiểm nhân thọ" vẫn thường xuyên gắn liền với những bình luận và phản ứng trái chiều. Bảo hiểm trong nhận thức của nhiều người Việt vẫn còn khá phức tạp để hiểu khi quyền lợi và trách nhiệm chưa được làm rõ ràng, minh bạch.
Khẳng định lợi ích to lớn của bảo hiểm nhân thọ, bạn đọc Hang Le lấy dẫn chứng từ chính câu chuyện của bản thân: "Tôi mua bảo hiểm nhân thọ cho bản thân và bố năm 2016. Lúc đầu, khi mới tìm hiểu, cũng có rất nhiều người khuyên tôi không nên mua. Tới năm 2017, bố tôi phải nằm viện, lúc đó bảo hiể✨m nhân thọ và bảo hiểm y tế đã chi trả hết ♋các khoản viện phí cho tôi. Trong khi đó, tôi thử hỏi mượn tiền từ những người khuyên mình không nên mua bảo hiểm trước đây xem họ có thể giúp không và các bạn biết câu trả lời rồi đó.
Vậy nên sức khỏe của mình, tài chính của mình, bạn hãy có trách nhiệm mà tìm cách tự bảo vệ. Ai nói, ai ngăn nhưng khi có chuyện họ cũng không giúp được gì được bạn đâu.🅷 Thế nên, càng nghèo khó, càng chật vật với kinh tế thì càng💮 phải có bảo hiểm phòng thân. Lúc chọn bảo hiểm, hãy mua cho đủ quyền lợi (nhân thọ, tai nạn, bệnh hiểm nghèo, thẻ sức khỏe...), không gian dối, đọc đúng, đủ quyền lợi và trách nhiệm của người mua là được".
>> 'Mua bảo hiểm nhân thọ có lợi chứ không có lời'
Chỉ ra những quan điểm sai lầm của người Việt về bảo hiểm, độc giả Hoai Nguyen khẳng định: "Nếu chắcܫ chắc bản thân không bao giờ gặp rủi ro thì hãy gửi tiết kiệm ngân hàng, đến hạn lấy lãi, khỏi mất công mua bảo hiểm rồi sợ lúc nhận tiền lâu, khó khăn. Nhưng đời không ai biết trước được điều gì. Mọi người cần hiểu bảo hiểm nhân thọ là một quỹ dự phòng rủi ro, nếu không rủi ro thì khi đáo hạn, bạn sẽ nhận lại tiền và chút lãi.
Chỉ có điều, phần lớn dân ta chưa hiểu nhiều về bảo hiểm, họ lầm tưởng về một khoản tiền bồi thường cao chính là số tiền sau này họ nhận. Thực tế không phải vậy, thường sẽ có gói trọn đời là đến khi bạn sống từ trên 90 tuổi thì tiền bồi thường rất cao, xong thời gian quá dài nên🦹 khi mọi người rút sẽ gặp nhiều bất lợi, thành ra không còn tin về bảo hiểm.
Có rất nhiều gói bảo hiểm khác với thời gian ngắn hơn, nhận gốc và lãi nhanh chóng khi đáo hạn, nhưng mọi người lại không mua vì chê số tiền bồi thường thấp. Hơn nữa, nhiều người cứ muốn bỏ số tiền ít ra đóng nhưng lại đòi quyền lợi nhiều nên nảy sinh nhiều bất cập. Chứ hoạt động của công ty bảo hiểm 𒁃hay ngân hàng cũng đều do Bộ Tài chính quản lý cả".
Nói về số tiền nên bỏ ra để mua bảo hiểm, bạn đọc Minh đưa ra gợi ý: "Người phương Tây thường dành 5-10 % thu nhập để chi cho bảo hiểm. Theo tôi, nếu thu nhập của các bạn còn thấp, tuổ♈i còn trẻ, có thể chỉ cần dành 5% thu nhập để mua bảo hiểm thôi là đủ, bởi vì dù sao nguy cơ rủi ro cũng thấp hơn. Các bạn không nên mua các sản phẩm bảo hiểm kết hợp đầu tư, hoặc bảo hiểm bệnh hiểm nghèo, vì hai sản phẩm đó mức giá rất cao, mà mức chi trả bảo hiểm lại thấp, lãi đầu tư cũng thấp.
Theo tôi, các bạn nên hỏi mua các sản phẩm thuần túy bảo hiểm nhân thọ, bảo vệ tới năm 99 tuổi, không hoàn lại tiền. Chỉ với sáu triệu/ người/ năm, bạn sẽ được bảo hiểm khoảng 500 triệu đồng, dư sức bảo vệ cho người còn lại và con mình. Các gói bảo hi🍒ểm như thế này có loại chỉ cần đóng 10 năm, còn lại đa phần là đóng 15 năm.
10 năm sau, khi thu nhập đã tăng, tuổi cũng tăng, các bạn có thể mua thêm một gói bảo hiểm bệnh hiểm nghèo, mệnh giá k𝄹hoảng 12 triệu/ người/ năm. Khi đó, gói kia cũng đóng gần xong, nên bạn cũng bớt áp lực. Bảo hiểm bệnh hiểm nghèo thường đáo hạn sau 15-20 năm, nên các bạn yên tâm là tới lúc về hưu, tài chính gia đình sẽ không bị nguy hiểm gì do bệnh tật, tai nạn. Tôi không bao giờ mua bảo hiểm với ý nghĩa tiết kiệm, đầu tư tiền, vì chẳng được bao nhiêu.
Bảo hiểm không phải để lo cho tương lai, mà để thay mặt bạn nuôi con, người thân, lỡ xui bạn qua đời. Thu nhập 20 triệu mà 🦂còn chật vật cuộc sống, thử hỏi bố hoặc mẹ qua đời thì con làm sao sống nổi? Nguyên tắc của bảo hiểm là thay thế được thu nhập của bạn trong ít nhất hai năm, để người còn lại còn có thời gian gây dựng lại cuộc sống. Người trẻ Việt nên quan tâm tới quản lý tài chính càng sớm càng tốt, có ý thức tiết kiệm cho tương lai, bớt tiêu xài hoang phí ở hiện tại".
>> 'Mua bảo hiểm để mong thu tiền lời là sai lầm'
Khẳng định kẻ khôn ngoan là người biết giữ tiền, độc giả Thanh Thủy đề cao vai trò của bảo hiểm nhân thọ trong đời sống hiện đại: "Tôi tham.gia bảo hiểm nhân thọ từ năm 2009, với tổng cộn𒊎g bảy hợp đồng bảo hiểm cho đến nay. Cứ hễ thu nhập tốt hơn chút là tôi lại tham gia bảo hiểm thêm. Nhờ đó, giờ tôi có dư được số tiền đáng kể nhờ tiết kiệm kỷ luật.
Tôi chẳng mất đi một đồng tiền nào cho các chi phí đi khám sức khỏe, ốm đau chữa trị cho cả gia đình.⛎💜 Tham gia bảo hiểm, muốn được chi trả, bạn phải tuân thủ đúng luật, đúng điều khoản,trả lời hồ sơ thành thật. Đừng có chỉ nghe lời ngon ngọt của người tư vấn mà vội đưa tiền cho người ta tự làm, trong khi bản thân lại chẳng đọc chữ nào trong hồ sơ. Nhiểu người để nhân viên tư vấn tự khai, khách hàng có bệnh sẵn hay không cũng khai đại, thành ra gian dối, vi phạm điều khoản và không được bồi thường.
Thời đại 4.0, thế giới trong tầm tay, hãy mở mang đầu óc ra 🅘để không bỏ qua những điều đáng tiếc. Bạn nhiều tiền cách mấy, tới khi vào bệnh viện cũng sẽ biết mình khôn hay dại khi không có bảo hiểm. Người khôn là người biết giữ tiền, chứ kẻ làm ra nhiều tiền vẫn dại. Kiếm tiền rất khó, nên giữ tiền quan trọng hơn. Đừng để tiền bạn vất vả làm ra cuối cùng đổ hết vào bệnh viện. Hãy tự tìm hiểu luật bảo hiểm và tham gia cho đúng và đủ để tự làm chủ cuộc đời".
>> Các ý kiến không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com. Gửi bài tại đây.