Ngủ ngáy là tình trạng phát ra âm thanh khi thở trong lúc ngủ. Nguyên nhân do đường thở bị xẹp lại, có thể hẹp từ🐷 mũi hoặc ở hầu mũi, hầu họng, nắp thanh môn (cấu trúc có thể đóng/mở giúp đóng tạm thời đường thở để thức ăn không rơi vào đường thở khi nhai/nuốt).
BS.CKII Mã Thanh Phong, Quyền trưởng Đơn vị Hô hấp, khoa Nội Tổng hợp, Bệnh 🍸viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết ngủ ngáy cho thấy giấc ngủ kém chất lượng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, năng suất làm việc của người bệnh.
Người có nguy cơ ngủ ngáy như th✅ừa cân, béo phì, hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, lười vận động. Tình trạng này cảnh báo những dấu hiệu tiềm ẩn các bệnh lý hô hấp nguy hiểm, xuất hiện ở cả trẻ em và⛦ người lớn.
Ví dụ chứng ngủ ngáy kèm ngủ không sâu giấc, dễ thức giấc𒁃 có thể do hội chứng ngưng thở khi ngủ gây nên. Tình trạng trao đổi khí của phổi bị gián đoạn, kích thích não thường xuyên tỉnh giấc để điều hòa nhịp thở. Người ngáy dễ bị tỉnh giấc, có thể đi tiểu đêm nhiều lần, mệt mỏi, ngủ gật vào ban ngày. Người bệnh cần đi khám chuyên khoa hô hấp, tai mũi họng để điều trị kịp thời.
TS.BS Đặng Thị Mai 𓆉Khuê, Phó khoa Nội Tổng hꦰợp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết trẻ cũng có thể mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ gây ngủ ngáy.
Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe, giảm tập trung học tập, tăng động giảm chú ý. Lệch vách ngăn mũi hay viêm amidan quá phát, gây hẹp đường thở, hầu họng có thể khiến trẻ ngủ ngáy. Các bệnh đường hô hấp như hen suyễn, hen phế quản lဣàm tăng tiết nhầy ở đường hô hấp, gây phù nề đường thở, cũng khiến bé ngủ ngáy. Các dấu hiệu cảnh báo trẻ ngủ ngáy là ngáy to thường xuyên, ngủ há miệng (cằm đưa ra trước), vừa ngáy to vừa thở hổn hển khi ngủ.
Để chẩn đoán người bệnh ngủ ngáy và những bệnh lý hô hấp liên quan, bác sĩ khám lâm sàng, đánh giá theo bảng câu hỏi và thực hiện các cận lâm sàng xét nghiệm, chụp chiếu liên quan. Trong đó, kỹ thuật thăm dò giấc ngủ thông qua đo đa ký hô hấp, đo đa ký giấc ngủ giúp phát hiện các bất thường gây ngủ ngáy, ngủ khó, mất ngủ.
Khi sử dụng kỹ thuật này, bệnh nhân được gắn kênh điện cực lên các vùng cơ thể tương ứng trong khi ngủ, giúp kiểm tra các thông số liên quan như tiếng ngáy, nhịp thở, hơi thở, luồng khí thở qua mũi, các gắng sức hô hấp, độ bão hòa oxy máu, nhịp tim, viêm đường hô hấp cấp, hen, nghiến răng... Người bệnh ngủ tại bệnh viện qua đêm và xuất viện vào buổi sáng hôm💟 sau. cũng có th💟ể chỉ định thêm các cận lâm sàng khác như chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính (CT)... để chẩn đoán bổ sung.
Đo đa ký hô hấp giúp phát hiện ngưng thở khi ngủ, hội chứng béo phì giảm thông khí, suy hô hấp mạn của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, rối loạn cử động chân theo chu kỳ, nghiến răng... Các bệnh lý hô hấp gây ra tình trạng thiếu oxy có thể dẫn đến tăng huyết áp, nhịp tim nhanh, chứng viêm. Những tác động này dẫn đến hoặc làm trầm trọng thêജm bệnh về tim, hô hấp và chuyển hóa như huyết áp cao, đột quỵ, suy tim xung huyết, nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim, hội chứng chuyển hóa, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), tiểu đường (đái tháo đường).
Bác sĩ Khuê cho biết bất kỳ ai khi phát hiện chứng ngủ ngáy và những bệnh lý liên quan như hen phế quản, viêm phổi, viêm phổi tắc nghẽn mạn tính (🐠COPD), ngưng thở khi ngủ, tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch... cần đượcജ điều trị sớm, tránh gây biến chứng nguy hiểm.
Bình An
Độc giả gửi câu hỏi về bệnh hô hấptại đâyđể bác sĩ giải đáp |