Ngày 26/6, ThS.BS.CKI Phan Vũ Hồng Hải, khoa Ngoại Tim m🌟ạch - Lồng ngực, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho 💖biết có hai thể bệnh lõm ngực là lõm ngực đồng tâm (đối xứng hai bên, lành tính) và lõm ngực lệch tâm (lõm không đối xứng, có thể tạo sự chèn ép lên tim, phổi). Mẫn bị lõm ngực đồng tâm với chỉ số Haller (tỷ lệ giữa đường kính ngực ngang và đường kính trước sau của ngực) là 3,9 (trên 3,25 là có chỉ định phẫu thuật). Lõm ngực nặng khiến thể tích lồng ngực của em giảm, mệt khi gắng sức, cần phẫu thuật.
Theo BS.CKI Trần Quốc Hoài, khoa Ngoại Tim mạch - Lồng ngực, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, thời điểm tốt nhất để nâng ngực là 8-18 tuổi khi khung xương chưa cứng chắc. Tình trạng của M🦂ẫn nếu kéo dài dễ gây biến chứng ở tim (chèn ép tim làm ảnh hưởng đến khả năng bơm máu của tim), phổi (giảm chức năng trao đổi khí). Vết lõm sâu vào bên trong xương ức còn khiến dáng đứng cúi người về phía trước, gây tâm lý tự ti, ngại giao tiếp.
Ê kíp chọn phương pháp phẫu thuật xâm lấn tối thiểu (phẫu thuật Nuss) để cải thiện tình trạng lõm ngực c🌸ho Mẫn. Đây là💟 phương pháp được áp dụng rộng rãi trên thế giới nhờ ưu điểm đường mổ nhỏ, thẩm mỹ, ít đau, hồi phục nhanh.
Bác sĩ rạch hai đường mổ nhỏ hai bên ngực người bệnh, đưa camera nội soi vào định vị các cấu trúc trong ngực, giúp thao tác dễ dàng. Đồng thời, bác sĩ đưa thanh nâng ngực được luồn bên dưới xương ức, hỗ trợ chỉnh hình lồng ngực.
Theo bác sĩ Hoài, các ca phẫu thuật chỉnh hình liên quan đến xương đa phần gây đau và có biến chứng theo sau như viêm phổi, xẹp phổi, nhiễm trùng... Tại bệnh viện Tâm Anh, những trường hợp được nâng ngực hiện áp dụng kỹ thu🔯ật gây tê mặt phẳng cơ dựng sống (ESP) giúp giảm đau hiệu quả, ít biến chứng.
Mẫn được xuất viện sau mổ 5 ngày. Sau 1-3 tháng phẫu thuật, Mẫn có thể trở lại các hoạt động bình thường nhưng tránh những 💟môn thể thao hoạt động mạnh như bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền, hay đối kháng như võ, vật. Em cần hạn chế mang vác vật nặng hay động tác vặn, xoay người đột ngột để không làm di lệch thanh nâng ngực. Dự kiến sau 2-3 năm, Mẫn được phẫu thuật rút thanh nâng ngực, hoàn tất quá trình điều trị.
là dị tật bẩm sinh thường gặp với tỷ lệ 1/400-1.000 người, xảy ra khi xương ức và một số xương sườn phát triển bất thư🍒ờng. Ngực trẻ sơ sinh có một vết lõm rộng và nông hoặc sâu và hẹp, lồng ngực không cân đối... là dấu hiệu cho thấy trẻ có thể bị lõm ngực. Ở trẻ thành niên, dấu h♏iệu nhận biết là vị trí lõm vào ngay giữa ngực; trẻ dễ mệt, khó thở khi tập thể dục, tim đập nhanh, thở khò khè, chóng mặt, nhiễm trùng đường hô hấp tái lại nhiều lần.
Lõm ngực là dị tật bẩm sinh nên không thể phòng ngừa nhưng có thể ꦅđiều trị hiệu quả. Bố mẹ cần để ý phát hiện sớm triệu chứng bệnh để đưa trẻ đi khám và điều trị, tránh bệnh biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý.
Thu Hà
Độc giả đặt câu hỏi bệnh tim mạch tại đây để bác sĩ giải đáp |