Gần đây, người ta bàn tán xung quanh một điều luật nghiêm cấm 'ép buộc người khác uống r🔯ượu, bia'. Theo đó, Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia nêu 12 nhóm hành vi bị nghiêm cấm, trong đó đầu tiên là việc xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia. Tôi tự hỏi liệu có ai can đảm đứng ra tố cáo hành vi ép uống và có ai trên bàn nhậu chịu làm chứng không? Không lẽ khi không muốn uống nữa nhưng bị bạn ép thì tôi gọi báo công an tới xử phạt bạn tôi? Chuyện này, e rꦿằng còn khó hơn cả việc làm sao để nói lời từ chối.
Tôi cũng chỉ là một người đàn ông bình thường, có một công việc bình thường, một gia đình bình thường như bao người Việt Nam khác. Vì vậy, tôi cũng "được" trải nghiệm đầy đủ "văn hóa nhậu" mà từ lâu đã trở thành thói quen của người Việt, từ những buổi tụ tập bạn bè, liên hoan đồng nghiệp đến tất niên, đám cưới... Nhưng xin nhấn mạnh rằng, tôi là người không thích bia, rượu. Tôi uống không phải vì thèm mà vì ꧑xã giao, vì không muốn tách mình ra khỏi cộng đồng và các mối quan hệ. Nhưng cũng chính trên bàn nhậu, tôi được tận mắt chứng kiến những biến tướng của "văn hóa mời rượu" mà người ta vẫn gọi dưới cụm từ 🙈"ép rượu".
>> 🐭'Nói rượu, bia như một𒊎 nét văn hóa dân tộc là ngụy biện'
Đầu tiên phải thừa nhận việc uống rượu trong văn hóa Việt Nam từ xưa đến nay luôn là một nét đẹp về ẩm thực. Văn hóa mời rượu được sử dụng để thể hiện sự tôn trọng, yêu quý giữa người với người. Trong các sự kiện quan trọng của đời sống xã hội, đặc biệt như đám hỏi, tiệc tùng, rượu được xem như một thức uống quan trọng góp phần làm cho bầu không khí☂ thêm sôi động vꦉà giúp con người xích lại gần nhau hơn. Thậm chí, ngay cả trong thờ cúng tổ tiên, người Việt cũng dâng rượu như một lễ vật tôn nghiêm.
Nhưng người ta thời nay không mời rượu nhau như vậy mà ép nhau uống. Rượu, bia được đem ra như thứ𒊎 để chứng minh cho sự tôn trọng nhau, quý mến nhau. Vậy nên mới có chuyện "anh không uống là không tôn trọng tôi", "tôi rất quý anh nên mới mời anh chén này", "anh em ta hôm nay quyết không say không về"... Việc mời mọc nhau theo kiểu ép buộc, uống đến mức say xỉn, không làm chủ được mình là hành vi lạm dụng rượu, bia. Điều này khiến văn hóa rượu bia trở nên lệch lạc. Cũng từ đây, những vụ tai nạn giao thông vì điều khiển xe trong tình trạng không tỉnh táo hay nhữn𒉰g vụ xô xát, thậm chí án mạng vì không làm chủ được bản thân... trở thành nỗi ám ảnh thường trực sau mỗi cuộc vui trên bàn nhậu.
Xét về khía cạnh đạo đức, những hành vi đó cho thấy bạn là những người thiếu văn hóa. Bản thân những người ép bia, rượu trước tiên th🐼ể hiện mình là người thiếu hiểu biết pháp luật, đồng thời không tôn trọng người bị ép bởi không phải ai cũng thích uống và có khả năng uống rượu, bia. Còn những người không thể hoặc không dám từ chối lời ép buộc cũng chứng tỏ là một người thiếu bản lĩnh, thiếu trách nhiệm với bản thân và gia đình mình.
>> Khách tự đi ꦍmua bia rượu dù đám cưới tôi 🗹chỉ mời nước ngọt
Có nhiều lý do để không thể nói câu từ chối khi được mời rượu được nhiều người đưa ra để bào chữa như: cả nể, e ngại, sợ làm mất lòng nhau, sợ làm mất vui..🦩. nhưng đó chỉ bề nổi của vấn đề. Nguyên nhân sâu xa hơn là bởi chúng ta không tự tạo cho mình được kỹ năng từ chối, kỹ năng tự phòng vệ. Điều đó không phải tự nhiên mà có, nó chỉ được hình thành sau một quá trình tự rèn luyện và học hỏi của bản thân mỗi người.
Tôi có một thói quen mỗi khi trên bàn nhậu đó là luôn tự đánh giá sức khỏe, thể trạng của bản thân mình trước khi nâng chén. Bởi không phải lúc nào cơ thể ta cũng đủ năng lượng để dung nập một lượng bia, rượu như nhau. Chỉ khi hiểu rõ cơ thể mình, bạn mới có thể định lượng g🐎iới hạn cho bản thân, để không bao giờ vượt quá ngưỡng. Và khi chạm đến "điểm dừng" thì kiên quyết dừng lại. Dùng lý do nào để từ chối khéo bia rượu không quan trọng bằng ý thức bảo vệ bản thân của chính bạn. Hãy vững vàng về quan điểm và dứt khoát để bảo vệ bản thân mình.
>> 'Cấm bán rượu, bia sau 22h không khả thi'
Bản l🌱ĩnh của một người đàn ông không phải nằm ở số chén rượu, ly bia anh ta có thể uống mà là khả năng đương đầu những khó khăn trong công việc, cuộc sống để phụng dưỡng cha mẹ, bảo vệ vợ mình và chăm sóc cho những đứa con. Bản lĩnh của người đàn ông cũng không thể hiện qua việc bạn sẵn sàng đáp lại mọi lời mời uống bia rượu của bạn bè mà là khả năng làm chủ bản thân, dám từ chối, nói không với say xỉn. Không ai có thể dâng bia rượu lên tận miệng để ép bạn uống, chỉ có tự bản thân bạn làm theo cám dỗ mà thôi. Nếu thực sự là một người đàn ông có bản lĩnh, hãy dũng cảm đặt chén rượu xuống, nói "không" và dừng đúng lúc để không bao giờ phải hối hận.
Nếu như mỗi người đều có đủ bản lĩnh để từ chối rượu bia, có lẽ sẽ chẳng cần phải có những điều luật cấ𝓡m "ép buộc người khác uống rượu, bia" như thế kia. Và chuyện mời rượu cũng sẽ chỉ dừng lại là một nét đẹp văn hóa chứ không bị đem ra soi xét, đánh giá dưới góc nhìn pháp luật, đạo đức.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.