Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ (ADA) khuyên những ngườ൩i bệnh tiểu đường nên tránh thêm đường trong đồꩲ uống và hạn chế thực phẩm được chế biến bằng đường bổ sung, thay thế chúng bằng các lựa chọn lành mạnh hơn.
Theo tờ Verywellhealth (Mỹ), khó có thể xác định lượng đường mà một người tiểu đường cụ thể cần ăn là bao nhiêu vì mỗi bệnh nhân là khác n✃hau, nhưng có một số nguyên tắc và hướng dẫn chung về số gram đường cho mỗi ngày. Một khảo sát được công bố năm 2016 trên Tạp chí của Học v🅺iện Dinh dưỡng và Ăn kiêng (Mỹ), trung bình mỗi ngày, người lớn bị tiểu đường cần nạp thêm ít nhất 77 gram đường, trong khi trẻ em phải cần ăn 82 gram đường mỗi ngày.
Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) lại đưa ra giới hạn lượng đường hàng ngày cho bệnh nhân tiểu đường thấp hơn nhiều. Cụ thểꦺ, đàn ông cần 36 gram (khoảng 9 muỗng cà phê, tổng cộng 150 calo), phụ nữ cần 25 gram (6 muỗng cà phê, tổng cộng 100 calo), trẻ em từ 2-18 tuổi tiêu thụ dưới 24 gram (6 thìa cà phê, tổng cộng 100 calo) và trẻ em dưới 2 tuổi được khuyến cáo không thêm đường.
Đối với người không mắc bệnh tiểu đường, Hiệp hội Tim mạch ꦕMỹ khuyến khích hạn chế lượng calo từ đường xuống 10% tổng lượng calo cần thiết (một gram đường tương đương với 4 calo). Trong khí đó. Tổ chức Y tế Thế giới (W𝐆HO) khuyến nghị một tỷ lệ thấp hơn là không quá 5% tổng lượng calo từ đường.
Các nguồn cung cấp đường
Có rất nhiều th🍒ực phẩm cung cấp đườ🏅ng bổ sung như: bánh quy, nước ngọt, mứt và ngũ cốc có đường. Nhiều loại thực phẩm "lành mạnh" cũng có đường, chúng thậm chí có thể chứa nhiều đường hơn thực phẩm chứa đường bổ sung. Ví dụ, khoảng 168 gram sữa chua chứa 6 gram đường, 1/2 cốc sốt mỳ Ý đặc sệt có 11 gram đường hay mỗi muỗng canh bơ đậu phộng có 5 gram đường.
Tuy nhiên, những thực phẩm 🌠này có loại không đường nên người bệnh có thể sử dụng mà không cần lo l🐻ắng. Nhưng đừng nhầm lẫn các thuật ngữ "ít chất béo" với "ít đường" hoặc "không thêm đường." Thực phẩm ít chất béo và các thành phần tự nhiên vẫn có thể có thêm đường. Bạn thường khó nhận ra có bao nhiêu đường có trong thực phẩm và đồ uống đóng gói vì đây là đường ẩn. Người bệnh cần đọc kỹ nhãn thực phẩm để xác định đường ẩn từ các tên gọi như: mật ong, xi rô, glucose, fructose, maltose, sucrose.
Đường tự nhiên không hẳn tốt hơn đường đã qua chế biến nếu người bệnh lạm dụng trên thực phẩm. Cả đường tự nhiên và đường đã qua ♉chế biến đều được chia thành glucose và fructose. Glucose cung cấp năng lượng cho mọi tế bào của cơ thể. Fructose được chuyển hóa bởi gan thành một loại chất béo trung tính có thể làm tăng đề kháng insulin và kích thích sản xuất nhiều insulin hơn. Về lâu dài, tác động này có thể gây ra gan nhiễm mỡ và các biến chứng khác.
Mức đường trong máu còn bị ảnh hưởng bởi carbohydrate phức tạp (tinh bột) và carbohydrate đơn giản (đường). Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ khuyến cáo những người mắc bệnh tiểu đường nên ăn các loại carbohydrate có chỉ số đường huyết (GI) thấp hoặc trun🍌g bình như rau tươi, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu. Trái cây tươi cũng có thể thêm vào chế độ ăn kiêng tốt cho bệnh tiểu đường nhưng nên hạn chế vì chứa nhiều đường tự nhiên. Ngay cả khi bạn uống nước trái cây không thêm đường thì lượng đường trong nước trái cây hoặc sinh tố cũng có thể tác động đến đường huyết tương tự như một lon nước ngọt.
Mai Cát
(Theo Verywellhealth)