Người bệnh tiểu đường type 2 cần có thói quen sinh hoạt lành mạnh để cân bằng lượng đường (glucose) trong máu và ngăn ngừa tình trạng tăng và giảm đột ngộ💎t. Ăn uống lành mạnh cũng giúp duy trì cân nặng phù hợp, giảm nguy cơ biến chứng. Dưới đây là những thực phẩm tốt và không tốt𒅌 cho bệnh tiểu đường type 2.
Trái cây
Trái cây chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất chống oxy hóa; tốt cho người bệnh tiểu đường. Trái cây ở dạng tự nhiên là một phần lành mạnh của chế độ ăn kiêng cho bệnh nhân tiểu đường loại type 2. Bạn cũng có thể thưởng thức trái cây đông lạnh 🍌hoặc🙈 thậm chí trái cây đóng hộp không thêm đường, siro. Một số loại trái cây tốt gồm táo, cam, chuối, nho, quả mọng, kiwi, bưởi, đào và lê.
Người bệnh tiểu đường tốt nhất nên tránh trái cây có thêm đường, trái cây sấy khô, đóng hộp và các sản phẩm từ trái cây như mứt, thạch. Cách 🔴để biết sản phẩm trái cây có chứa thêm đường hay không là xem nhãn thành phần.
Rau
Rau là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin và chất khoáng tốt sức khỏe tổng thể và hỗ trợ quản lý lượng đường trong máu. Rau được phân thành hai loại chính gồm rau chứa tinh bột (khoai tây, ngô, bí...) và không tinh bột (rau xanh, bông cải xanh, ớt chuông, súp lơ, cà chua...). Các loại rau có tinh bột cung cấp một lượng đường tự nhiên cao hơn và có thể khi💯ến lượng đường trong máu tăng hơn so với các loại không có tinh bột. Dù vậy, cả hai đều cung cấp chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Người bệnh có thể phối hợp chúng trong bữa ăn với lượng h💎ợp lý để tránh tăng đường huyết.
Các loại đậu
Các loại đậu là nguồn cung cấp chất xơ và carbohydrate lành mạnh hỗ trợ ổn định lượng đường trong máu. Chúng còꦅn chứܫa nhiều chất dinh dưỡng như canxi, kali và magiê. Chế độ ăn nhiều đậu, ít ngũ cốc tinh chế và đường bổ sung có thể giúp cải thiện việc quản lý lượng đường trong máu.
Một số lựa chọn tốt như hạt điều, hạnh nhân, quả óc chó, đậu phộng, hạt hướng dương, hạt bí ngô, hạt chia, hạt lanh... Bạn có thể thêm các loại đậu vào súp, mì ống, salad... để tốt cho sức khỏe. Người bệnh tiểu đường nên tránh các loại hạt có nhiều đường hoặc muối.
Các loại ngũ cốc
Người bệnh tiểu đường hoặc gặp vấn đề về kiểm soát đường huyết nên hạn chế bánh mì và mì ống. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại ngũ cốc đều được tạo ra như nhau và có rấ𝔉t nhiều lựa chọn lành mạnh cho việc kiểm soát bệnh tiểu đường. Nghiên cứu của Trường Y tế Công cộng Harvard TH Chan trên 4,6 triệu người cho thấy, ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt hơn có t🍒hể giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại type 2 và cải thiện kiểm soát lượng đường trong máu.
Hai loại ngũ cốc chính bao gồm nguyên hạt🍌 và tinh chế. Trong đó, loại ngũ cốc nguyên hạt như bánh mì 🅘nguyên hạt, gạo lứt, yến mạch... có lợi cho sức khỏe. Những loại ngũ cốc được chế biến theo cách loại bỏ hầu hết chất xơ, vitamin và khoáng chất như bánh mì trắng, mì ống trắng... có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao.
Bơ sữa
Các sản phẩm từ sữa là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng như canxi, protein và vitamin. Chọn các sản phẩm sữa ít chất béo hoặc dùng các sản phẩm sữa chứa chất béo với lượng ít sẽ tốt hơn cho người bệnh tiểu đường. Các lựa chọn thay thế không chứa sữa cho sữa, sữa chua, pho mát; được làm bằng các nguyên liệu như đậu nành, yến mạch, hạnh nhân, hạt điều, gạo, đậu Hà Lan... là lựa chọn tốt. Đọc nhãn dinh dưỡng giúp xác định các sản phẩm thay thế sữa có lợi cho người bệnh tiểu đường hay không.
Người bệnh tiểu đường nên tránh tiêu thụ một lượng lớn các sản phẩm từ sữa nguyên kem và thực phẩm từ sữa có trong thức ăn nhanh và chế biến❀ sẵn. Đâ🧸y là những chất béo bão hòa cao và thường là natri.
Các thực phẩm chứa protein
Protein là một phần quan trọng trong chế độ ăn kiêng cho bệnh nhân tiểu đường type 2 vì nó giúp bạn cảm thấy no. Một số nguồn protein tốt để quản lý bệnh tiểu đường bao gồm thịt gia cầm nạc, cá và các nguồn thực vật như đậu phụ... Các loại protein có trong thực phẩm chế biến sẵn hoặc thức ăn nhanh như bánh mì 🔯kẹp thịt thức ăn nhanh, xúc xích, cá viên chiên... Vì chúng chứa chất béo không tốt cho sức khỏe, ngũ cốc tinh chế, thêm đường và muối.
Các thực phẩm chứa chất béo
Chất béo là nguồn dinh dưỡng thiết yếu và việc ưu tiên chất béo lành mạnh rất quan trọng để quản lý bệnh tiểu đường. Chất béo không bão hòa đến từ thực phẩm thực vật tốt cho cả lượng đường trong máu và sức khỏ🐲e tim m🌳ạch như các loại hạt, bơ, ô liu và dầu ô liu.
Giảm thiểu chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa trong chế độ ăn uống cho bệnh tiểu đường l💎à cần thiết. Vì tiêu thụ quá nhiều những chất này có thể dẫn đến những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Chất béo bão hòa có trong thịt mỡ (thịt𓃲 lợn, thịt đỏ), cá, trứng, dầu dừa và dầu cọ. Chất béo chuyển hóa có thể có trong bánh ngọt, bánh quy, bánh nướng và một số chất thay thế bơ...
Kim Uyên
(Theo Verywell Health)