Trả lời:
🦩Vảy nến là bệnh mạn tính, không lây, có thể gặp mọi lứa tuổi nhưng thường xuất hiện ở người lớn 20-30 tuổi và 50-60 tuổi, tỷ lệ nam nhiều hơn nữ. Thông thường, các tế bào da được tạo ra và thay thế sau mỗi 3-4 tuần nhưng quá trình này chỉ mất khoảng 3-7 ngày ở bệnh nhân vảy nến. Từ đó dẫn đến sự tích tụ tế bào da, tạo các mảng bong tróc, sần sùi phủ đầy vảy.
ꦚHầu hết, người bệnh vảy nến có các mảng đỏ trên da ở vùng khuỷu tay, gối và thân. Một số trường hợp nặng, mảng vảy nến lan ra toàn thân, da đầu, gây ngứa hoặc đau. Thậm chí, bệnh lâu năm có thể gây tổn thương móng và khớp. Cơ chế sinh bệnh liên quan đến quá trình miễn dịch điều hòa hiện tượng viêm. Việc điều trị giúp kiểm soát triệu chứng chứ không thể khỏi bệnh hoàn toàn.
🤪Bệnh tiểu đường type 2 xảy ra do các tế bào trong cơ thể không sử dụng insulin hiệu quả (kháng insulin). Bệnh xuất hiện chủ yếu ở tuổi trung niên nhưng ngày càng có nhiều người trẻ mắc phải.
🐠Một nghiên cứu năm 2018 của Hiệp hội Nội tiết Anh trên chuột mắc bệnh vảy nến cho thấy động vật này xuất hiện tình trạng viêm và kháng insulin. Điều này có nghĩa là các tế bào không đáp ứng chính xác với hormone insulin và không loại bỏ glucose khỏi máu. Ngoài ra, các tế bào beta ở chuột bị bệnh vảy nến sản xuất nhiều insulin hơn so với những con chuột bình thường.
Có nhiều nghiên cứu cho thấy người bị bệnh vảy nếnღ dễ mắc tiểu đường type 2 kể cả khi họ không có các yếu tố nguy cơ. Theo một nghiên cứu năm 2014 của khoa Da liễu, Đại học California, Mỹ, tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường type 2 ở người mắc bệnh vảy nến nhẹ và nặng lần lượt là 37,4% và 41%. Điều này chỉ ra rằng nguy cơ bệnh tiểu đường type 2 tỷ lệ thuận với mức độ nghiêm trọng của vảy nến. Người bị vảy nến cũng có nguy cơ mắc một số bệnh chuyển hóa khác cao hơn.
Một số triệu chứng của bệnh đái tháo đường type 2 xuất hiện ở vảy nến♏ gồm đi tiểu thường xuyên; hay khát nước, đói; cân nặng giảm đột ngột; người mệt mỏi, khó chịu; nhiễm trùng da; mắt mờ; vết thương lâu lành; đau nhói hoặc tê chân, tay.
ඣỞ một số trường hợp, người bệnh tiểu đường type 2 không có triệu chứng. Do đó, bệnh nhân vảy nến nên kiểm tra sức khỏe định kỳ với bác sĩ để giảm nguy cơ mắc tiểu đường type 2. Người bệnh nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục và kiểm tra lượng đường huyết thường xuyên.
TS.BS Đặng Thị Ngọc Bích
Chuyên khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM