Nhiều thông tin cho rằng người bị bệnh khớp không nên uống nước dừa, vì có thể khiến cơn đau tăng lên về tần suất lẫn mức độ. Tuy nhiên, hiện chưa có nghiên cứu nào chứng minh 𝕴việc uống nước dừa gây đau khớp hay người bệnh xương khớp cần kiêng tuyệt đối loại nước trái cây này. Một số người ghi nhận triệu chứng đau khớp sau khi uống nước dừa, có thể do các yếu tố khác như cơ địa, vận động sai cách, chế độ dinh dưỡng chưa đúng...
Ngược lại, nước dừa còn được xem là thức uống bổ sung tốt cho người chơi thể thao, người lao động nặn🦩g. Trong nước dừa chứa khoảng 94% là nước, còn lại là các khoáng chất như canxi, magie, kali, natri, đường fructose, các loại vitamin như B, C... Canxi, magie và các loại vitamin t𝓰rong nước dừa còn có thể hỗ trợ xương chắc khỏe, giảm viêm, tăng cường miễn dịch.
Nước dừa cũng chứa hàm lượng chất điện giải cao, giúp bù nước, bù điện giải bị thiếu hụt do vận động nhiều. Các vận động viên, người lao động có thể bổ sung nước dừa để tăng cường năng lượng, phục hồi thể chất sau khi tập luyệnꦕ, làm việc.
Dù là thức uống tốt, mỗi người cũng cần lưu ý uống nước dừa đúng cách, đúng thời điểm. Chỉ nên uống tối đa 1-2 quả/ngày và không uống liên tục trong thời ༒gian dài.
Một quả dừa cung cấp khoảng 70-80 Kcal, ꦇnếu uống liên tục sẽ làm tăng nguy cơ💙 thừa cân, béo phì, từ đó tăng áp lực cho khớp. Trường hợp đã uống 1-2 quả dừa trong ngày, cần giảm lượng đường dung nạp từ các loại thực phẩm khác như nước ép trái cây, nước ngọt, chè, kem, cơm trắng...
Không nên uống nước dừa khi cơ thể đang mệt mỏi, ví dụ ngay sau khi đi nắng về, sau khi vừa lao động nặng/ tập thểꦅ thao cường độ cao. Thời điểm uống tốt nhất là trước và sau khi nghỉ tập khoảng 30 phút, uống từng ngụm nhỏ từ từ. Hạn chế uống nước dừa với đá lạnh.
Vớ꧑i người có , vẫn có thể uống nước dừa theo những lưu ý như trên. Bên cạnh đó, người bệnh cần kết hợp vận động điều độ theo thể trạng, xây dựng chế độ ăn 𓄧đủ các dưỡng chất như:
Thực phẩm chứa ওnhiều omega-3 như cá thu, cá hồi, quả bơ, cá loại hạt... giúp hỗ trợ giảm viêm, giảm 🐼cứng khớp.
Thực phẩm giàu canxi𒀰 như phô mai, sữa chua, cá mòi, hạnh nhân, các loại đậu, rau lá xanh... góp phần ngăn ngừa loãng xương, thoái hóa khớp𝕴.
Các loại vitamin B, C, D, E có trong các loại trái cây, rau xanh như dâu, măng൩ tây, kiwi, nho, việt quất, cam, bưởi... giúp ngăn ngừa viêm sưng và tăng cường sức đề kháng.
Hạn chế các loại chất béo bão hòa trong các loại mỡ, ✅nội tạng động vật, đồ ăn chế biến sẵn. Giảm đường🎃, muối trong các bữa ăn.
Ngoài ra, người bệnh cũng cũng có thể bổ sung các dưỡng chất chuyên biệt cho khớp, đã được khoa học chứng minh về tác dụng như Eggshell Membrane, Collagen Type 2 không biến tính, Collagen Peptide, Turmeric✱ Root... Các tinh chất này có khả năng hỗ trợ , giảm sản sinh các chất gây viêm, nhờ đó giúp giảm đau, làm chậm quá trình thoái hóa khớp, giúp khớp thêm dẻo dai, chắc khỏe.
Hoàng Hoa (Theo Webmd)