Thận đóng một vai t𓆉rò quan trọng đối với quá trình loại bỏ chất thải và duy trì sự cân bằng giữa nước, muối và cá📖c khoáng chất (trong đó có kali) trong máu. Một khi sự cân bằng này không được đảm bảo, dây thần kinh, các cơ và các mô trong cơ thể không thể vận hành bình thường.
Trong điều kiện bình thường༺, thận có thể lọc 120-150 lít máu mỗi ngày, sản xuất từ 1-2 lít nước tiểu. Quá trình này giúp ngăn ngừa sự tích tụ chất thải trong cơ thể. Với người bị bệnh thận, chức năng thận suy giảm, lượng kali trong cơ thể không được điều chỉnh một c🌠ách hiệu quả, dẫn đến lượng kali tích tụ trong máu ở mức nguy hiểm.
Nồng độ kali cao thường tiến triển chậm trong vài tuần hoặc vài tháng, có thể gây ra tình trạng mệt mỏi, buồn nôn. Ngoài ra, ở trạng thái bình thường, thận phản ứng với các hormones để duy trì lượng kali bình thường cho cơ thể. Nhưng với người bị thận, đặc biệt mắc bệnh thận mạn tính, chức năng lọc củওa chất lỏng và điện giải suy giảm.
Nếu lượng kali tăng đột ngột, người bệnh sẽ gặp các triệu chứng nhu khó thở, đau ng💙ực, hoặc tim đập nhanh. Đây là dấu hiệu của tình trạng tăng kali máu và cần đượ൩c chăm sóc y tế khẩn cấp.
Lượng kali an toàn với người bệnh thận
Theo các chuyên gia, hàm lượng kali mỗi ngày cho đàn ông là 3.400mg và phụ nữ là 2.600mg. Tuy nhiên với người mắc bệnh thận và b🌳uộc phải áp dụng chế độꦯ ăn kiểm soát kali, hàm lượng kali tiêu thụ mỗi ngày không nên vượt quá 2.000 mg.
Người mắc bệnh thận nên kiểm tra lượng kali thông qua xét nghiệm máu mỗi t🐻háng để biết tình trạng♌ của bản thân. Trong đó chỉ số an toàn nằm trong khoảng 3,5 đến 5,0 mmol/L, chỉ số báo hiệu người bệnh phải thận trọng là 5,1 đến 6,0 mmol/L và chỉ số nguy hiểm là trên 6,0 mmol/L.
Ngườ🍒i bệnh có thể nhận bi🦋ết một số dấu hiệu cho thấy nồng độ kali máu cao bao gồm mệt mỏi, yếu, tê hoặc ngứa, buồn nôn, nôn, tức ngực, nhịp tim thấp...
Cách kiểm soát hàm lượng kali?
Chế độ ăn uống là biện pháp mang tính quyết định trong việc kiểm soát kali. Người bệnh nên tìm hiểu hàm lượng kali trong mỗi loại đồ ăn và thực phẩm. Cố gắng tiêu thụ những 🧜loại ít kali và hạn chế thực phẩm nhiều kali.
Ngoài ra, không chỉ kiểm soát từng loại thực phẩm mà kiểm soát khẩu phần ăn cũng quanꦬ trọng không kém. Thực phẩm chứa ít kali cũng có thể gây hại cho thận nếu bệnh nhân ăn quá nhiều.
T🌄hực phẩm được coi là ít kali nếu chúng chứa 200 mg trong mỗi khẩu phần ăn. Một số loại thực phẩm 🦄và trái cây chứa ít kali bao gồm: táo, bưởi, dứa, súp lơ, cà tím, lòng trắng trứng, gạo trắng, đậu xanh... Ngược lại thực phẩm chứa trên 200 mg trong mỗi khẩu phần ăn được coi là nhiều kali. Một số loại nên tránh bao gồm: chuối, bơ, nho khô, mận, cam, khoai tây, khoai lang, sữa, thịt bò, thịt gà...
Mặc dù việc giảm 🅘🃏lượng kali từ thức ăn là rất quan trọng, người bệnh thận vẫn phải duy trì tổng lượng kali phù hợp do bác sĩ quy định để không gặp tình trạng thiếu kali.
Thảo Miên (Theo Healthline, medicalnewstoday)