Trả lời:
Trường hợp của bố ꦍbạn thuộc nhóm nguy cơ cao mắc phế cầu và được khuyến cáo tiêm ngừa. Để chủng🎃 ngừa vaccine phế cầu 23, bác cần hoàn thành phác đồ phế cầu 13 (được sản xuất theo công nghệ vaccine cộng hợp) trước đó để phát huy khả năng bảo vệ toàn diện hơn trước phế cầu khuẩn. Nếu đã tiêm vaccine phế cầu 13, bác sẽ chủng ngừa một mũi phế cầu 23, có thể cần nhắc lại sau liều cơ bản 5 năm hoặc theo chỉ định của bác sĩ điều trị.
P𒆙hế cầu là tác nhân hàng đầu gây viêm phổi, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết ở cả trẻ em và người lớn. Loại vi khuẩn này trú trong vùng họng của 5-90% dân số và xâm nhập gây bệnh cho các cơ quan khi cơ thể suy yếu.
Bên cạnh trẻ nhỏ, người già, có bệnh nền là nhóm nguy cơ cao mắc vàಌ diễn tiến nặng khi nhiễm phế cầu khuẩn. Tiêm ngừa vaccine được xem là biện pháp chủ động phòng bệnh an toàn và hiệu quả cao.
Vaccine mới phế cầu 23 (Pneumovax 23) vừa được triển khai tiêm tại Việt Nam từ cuối tháng 8 vừa qua. Mũi tiêm giúp phòꦇng các bệnh do 23 chủng phế c𒁃ầu phổ biến hiện nay.
Nhóm cần chủng ngừa là trẻ em từ hai tuổi và người lớn không giới hạn độ tuổi. Theo nhà sản xuất, vaccine h🌊iệu quả cao ở người trên 65 tuổi, người cao tuổi có bệnh nền, người suy giảm chức năng hô hấp do từng mắc Covid-19, người suy giảm miễn dịch do nhiễm HIV, mắc ung thư, bất thường chức năng lách, cắt lách, bệnh hồng cầu hình liềm, suy thận mạn, hội chứng thận hư, người đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch...
Trước khi tiê꧒m, người dân không cần xét nghiệm. Trường hợp đang sử dụng thuốc hoặc đang điều trị bệnh, cần thông báo với bác sĩ ở khâu khám sàng lọc để nhận💧 được chỉ định tiêm ngừa phù hợp nhất.
Sau tiêm, người dân cần theo dõi ít nhất 30 pඣhút tại trung tâm tiêm chủng và 48-72 tiếng tiếp theo tại nhà. Cá♏c phản ứng thường nhẹ và có thể tự khỏi sau 1-2 ngày, không cần điều trị.
Bác sĩ Bùi Công Sự
Quản lý Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC
Độc giả đặt câu hỏi về vaccine để bác sĩ tư vấn tại đây.