"Hiện tượng đỏ mặt sau khi uống rượu, bia thường được xem là biểu hiện của người bị dị ứng với đồ uống có cồn nếu không dùng thuốc hỗ trợ. Một người bị đỏ mặt khi uống rượu cho thấy gene di truyền của người đó không thể phá vỡ được cấu trúc của acetaldehyde, một loại độc tố do rượu sản sinh ra khi ngấm vào gan" - Trưởng nhóm nghiên cứu, tiến sĩ Jong Sung Kim thuộc Đại học Y khoa Quốc gia 𝓰Chungnam, Hàn Quốc🐽, cho biết.
Sau khi tiến hành cân đối độ tuổi, số đo cơ thể, thể trạng và thói quen hút thuốc, các nhà nghiên cứu đưa ra kết luận, nguy cơ bị huyết áp cao tăng lên khi những người bị đỏ mặt uống nhiều hơn 4 chén hàng tuần. Đối với trường hợp không bị đỏ mặt, nguy cơ bị huyết áp cao cũng sẽ tăng lên nếu họ uống rượu bia nhiều hơn 8 chén mỗi tuần. Huyết áp cao do uống rượu bia là n𝔉guyên nhân chính gây nên những cơn đau tim và đột quỵ vì chúng kéo giãn các mạch máu.
"Hiện tượng đỏ mặt sau khi sử dụng đồ uống có cồn có sự khác biệt theo từng phương diện như: giới tính, độ tuổi và tộc người. Nhìn chung, hiện tượng đ💞ỏ mặt sau khi uống rượu bia xuất hiện chủ yếu ở phụ nưꦗ̃, người cao tuổi, người Đông Á và người phương Tây" - Kyung Hwan Cho, Chủ tịch Học viện Y dược học gia đình Hàn Quốc, cho biết thêm.
Ông Cho khẳng định: "Nghiên cứu của chúng tôi đưa ra lời khuyên cho các bác sĩ khám bệ𒉰nh lâm sàng và các thầy thuốc cần chẩn đoán đúng mức hiện tượng đỏ mặt của bệnh🎉 nhân sau khi sử dụng đồ uống có cồn. Cần tiến hành theo dõi hàng ngày thói quen uống rượu bia của họ và những tác hại nghiêm trọng khi họ nghiện các loại đồ uống này".
Lê Anh (Theo Newsrt)