Ngày 1/9, ông Thắng được công bố khỏi bệnh, chuyển từ khoa Hồi sức tích cực tới khoa Nội tổng hợp để cách ly. Bác sĩ Phạm Văn Phúc, khoa Hồi sức tích cực, cho biết ông Thắng, từng là "bệnh nhân 812", bệnh nhân nặng nhất trong đợt Covid-19 mới tại bệ꧟nh viện, phổi tổn thương tới 70%, phải thở máy.
Trong lễ công b♔ố khỏi Covid-19, người đàn ông cho rằng bản thân rất may mắn. "Tôi sắp chết mà lại gặp được người bác 💙sĩ tốt, điều trị tận tình", ông nói.
Ông Thắng cho biết có triệu chứng bệnh từ đầu tháng 8. Lúc đó, ông thấy đau cổ, mỏi người, sốt nên tới Bệnh viện đa khoa Thanh Nhàn để khám và được nhập viện điều trị. Chỉ hai n💮gày sau, cơ thể mất hết sức lực, rất mệt, khó thở dù chỉ đi vài bước từ thang máy ra khu chụp X-quang phổi và vào ôtô cấp cứu tới Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.
Căn bệnh tác động khiến ông Thắng cảm thấy mơ màng, không còn biết ngày giờ. "Mấy ngày sau, tôi bị phù chân, tăng từ 77 kg lên 84 kg, bị bác sĩ mắng sao đến muộn thế", ông nói. Nằm ở khoaꦡ Cấp cứu được vài hôm, ngày 13/8, ông được chuyển tới khoa Hồi sức tích cực.
Bác sĩ Trần Văn Kiên đón ông vào điều trị. "Bác sĩ Kiên bảo tôi rằng cơ hội là 50-50, nghe lời bác sĩ thì sống. Tôi như người chết đuối vớ được cọc, từ đấy bác sĩ bảo gì tôi🧔 đều làm hết", ông nhớ lại.
Sau đó, bệnh trở nặng hơn, ông được cho thở máy xâm nhập🍸 và sử dụng thuốc an thần, bị cắt tóc cũng không hay biết.
"Ngay hôm đến đây, tình trạng ông Thắng đã rất nặng, nếu ꧃trình trạng nặng hơn nữa sẽ can thiệp ECMO (hệ thống oxy hóa màng ngoài cơ thể) luôn trong đêm", bác sĩ Phúc nói. Phổi của ông tổn thương nhiều nên được hỗ trợ thở máy mức tối đa. Hai ngày tiếp theo, bác sĩ căng thẳng, theo dõi chặt từng chỉ số của ông để sẵn sàng can thiệp khi có tình huống xấu.
"Chúng tôi theo sát 24/24 trong trang phụ⭕c phòng hộ. Hết mỗi ca trực, thấy tức ngực, khó thở luôn", bác sĩ nói.
May mắn, ông Thắng đáp ứng tốt điều trị,ꦐ sức khỏe dần cải thiện, không cần can thiệp ECMO. Tới 26/8, ông được giảm dần liều hỗ trợ thở oxy, ngày 31/8 xét nghiệm âm tính nCoV lần thứ ba, hoà🌃n toàn tỉnh táo.
"Bệnh nhân khi tỉ𝓀nh dậy có biểu hiện sảng, hoảng loạn. Chúng tôi tiếp tục động viên, khuyên nhủ để ông lấy lại tinh thần chiến đấu", bác sĩ Phúc cho biết.
Về phía bệnh nhân, ông Thắng kể lại bởi nghĩ về các con, ông cố gắng ăn uống đầy đủ, tăng từ nửa suất ăn tới ăn hết một suất cơm đầy. "Lúc đó, 𒀰tôi nghĩ về gia đình, con cái, còn nhiều việc tôi làm và còn nợ các con, nên tôi phải sống", ông nói.
Hàng ngày, bác sĩ kiểm tra phổi cho ông, dạy cách ép phổi, hít thật sâu sau đó thở ra, lặp lại 4-5 lần. Mỗi ngày tập 6-7 lần, mệt thì nghỉ rồi tập tiếp. Cho đến khi cảm thấy cơ thể khá hơn, có thể thở bình thường, ông mới cảꦍm thấy nhẹ nhõm. "Thở được là hạnh phúc, phấn khởi lắm, thấy mình có tương lai rồi. Các bác sĩ cũng tuyệt vời lắm, họ làm hết mình, hết trách nhiệm, rất tận tình".
Chứng kiến người đàn ông từ thở máy tới bình phục hoàn toàn, bác sĩ Phúc rất vui nhưng không cảm thấy nhẹ nhõm. "Cuộc chiến với Covid-19 vẫn còn rất dài, tương lai sẽ có nhiều bệnh nhân, nên chỉ vui bây giờ thôi, rồi lại quay về với công 🌃việc", anh nói.
Sau khi công bố khỏi bệnh, ông Thắng sẽ cách ly tại bệnh viện một thời gian rồi về nhà. Ông chưa muốn quay lại giao bánh piꦯzza ngay, sẽ căn cứ vào t𝕴ình hình sức khỏe để cân nhắc.
Chi Lê