Nhiều học sinh kém lại ra đời thành công hơn học sinh giỏi, nhiều người học dốt vẫn có thể thành công, đó là một thực tế đã được chứng minh qua nhiều thế hệ. Vậy việc học giỏi có quan trọng không? Và cần làm gì để không cầไn học nhiều m𓄧à vẫn có thể đạt được thành công trong tương lai?
Để trả lời những câu hỏi này, trước hết, chúng ta phải phân định rõ ràng rằng thế nào là học dốt? Tôi cho rằng có hai loại học dốt khác nhau: có một d♏ạng học dốt là do lười, không chịu nỗ lực; còn 📖dạng thứ hai là bản chất đứa trẻ rất thông minh, nhưng do không được kèm cặp, bảo ban nên mới dốt.
Với những người thuộc nhóm thứ hai, khả năng tư chất của họ rất tốt, đầu óc vô cùng thông minh, có tư duy logic, họ nhìn ai đó làm một việc gì một lần là có thể bắt chước làm theo ngay. Ngoài ra, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xã hội của những người này cũng đều rất tốt. Những người kiểu đó thì dù học dốt vẫn có cơ hội thành công.
Còn nế𒀰u học dốt là do tư chất kém, từ kém trong học tập đ🔴ến khả năng tư duy cũng kém nốt, thì những người này nếu không có trợ lực từ gia đình sẽ rất khó thành công. Sau này lớn lên, nếu chăm chỉ lắm, họ cũng chỉ làng nhàng, đủ ăn.
>> 'Hai bằng đại học không bằng người có nhà, đất'
Tôi tin rằng, học giỏi không quyết định con bạn có thành công hay không? Nhưng theo tôi, việc học ♏cũng là một cách để rèn luyện bản lĩnh con người, giúp họ vượt qua khó khăn sau này. Một đứa trẻ thông minh có thể giải bài toán trong 10 phút, còn đứa kém thông minh hơn thì phải cố gắng trong 30 phút hoặc một tiếng. Đó không chỉ là quá trình học để giải một bài toán, mà còn là quá trình rèn luyện để vượt qua thử thách trong cuộc sống.
Tóm lại, việc học giỏi có quan trọng hay không là còn tùy🍌 thuộc vào hoàn cảnh sống của từng đứa trẻ. Với các em nhỏ miền núi, đã quen với việc phụ cha mẹ làm nương rẫy từ bé, nếu không học giỏi thì chúng có thể làm nông, lao động chân tay, vẫn đảm bảo được cuộc sống. Nhưng một đứa trẻ lớn lên ở thành phố, chỉ làm việc nhà nhẹ nhàng, thì việc học tốt, đỗ đại học và có một công việc văn phòng sẽ lại là hướng đi dễ dàng hơn cả. Thế nên, đúng - sai là ở mỗi người.
Ngoài ra, cũng có một vấn đề mà nhiều người hay sai lầm, đó là người học giỏi chưa chắc đã thành công, nhưng người thành công thì nhất định phải giỏi ở một lĩnh vực nào đó (không nhất thiết phải giỏi việc học các môn văn hóa). Ví dụ nếu con tôi giỏi vẽ, có năng khiếu hội họa, nhưng các môn Toán, Lý, Hóa, Văn, Sử... lại học rất bình thường, thậm chí là kém, tôi có thể đầu tư cho con học vẽ, để sau này trở thành một nhà thiết kế, họa sĩ... Nếu con thực sự giỏi trong các lĩnh vực chuyên môn đó, chắc chắn chúng vẫn sẽ có cuộc sống thành công và thu nhập tốt.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.