🦋Tôi từng học hai năm ngành Kỹ sư phần mềm và cảm thấy rất chán nản. Sau đó, tôi thử chuyển qua học ngành Quản trị kinh doanh trong một năm bằng cách lẻn vào các lớp này để "học mót". Đồng thời, tôi cũng đăng ký những môn tự chọn là Quản trị kinh doanh để học thêm. Càng học tôi càng càng cảm thấy rất hứng thú với ngành này. Ngành Công nghệ thông tin đang khó kiếm việc, có vẻ như không có tương lai nên tôi càng quyết tâm chuyển hướng.
Đến năm ba, tôi quyết định bảo lưu việc học để làm startup. Tôi lập nên một công ty, rồi mới ngộ ra thì ra rằng mình không phù hợp với việc kinh doanh. Không phải là tôi không áp dụng được kiến thức đã học trên trường, chỉ là tôi không thực sự thích làm. Tôi cứ nghĩ là mình thích lĩnh vực này, nhưng thực tế lại không đủ đam mê đến mức ấy. Có lẽ, một phần do hồi đó tôi còn nông nổi, và thích làm những chuyện được nhiều người chú ý, như mấy CEO nổi tiếng thế giới chẳng hạn.
༺
Không biết làm gì, thế là tôi quay lại trường học, và thực sự đầu tư vào việc học, gần như từ con số 0. Khi bắt đầu lại, tôi thực sự dành hết tâm sức, và vô tình, tôi lại tìm được những điểm hay trong các môn học chuyên ngành, và đột nhiên cảm thấy yêu thích nó vô cùng. Từ một người học trong vô cảm, tôi thành một sinh viên khá giỏi và nổi bật trong lớp. Từ lúc chỉ đủ điểm để qua môn, tôi đạt điểm tối đa các môn chuyên ngành.
Hiện tại, tôi đang làm một Kỹ sư phần mềm꧃ ở nước ngoài và cảm thấy đây mới là công việc phù hợp nhất với tính cách và sở thích của mình. Và đặc biệt thay, tôi cũng không ngờ tới, ngành phần mềm những năm gần đây lại vô cùng phát triển, và các kỹ sư phần mềm như tôi cũng gặp thời.
>> 'Học hết lớp 5 vẫn làm Chủ tịch, Giám đốc'
Đây là câu chuyện cuộc đời tôi, bản thân tôi không dám đưa ra lời khuyên cho bất kỳ ai rằng nên hay không nên làm gì, vì mỗi người đều có cuộc đời riêng của mình. Chỉ có chính bạn mới biết cái nào là dành cho mình, nếu bạn can đảm bước đi và nỗ lực hết mình. Tôi chỉ khuyên các bạn trẻ một điều, đó là trước khi nghĩ đến chuyện từ bỏ thứ mà mình đang làm🧸, dù chuyện đó khiến bạn cảm thấy không thích, thì hãy cứ dành trọn sự chú tâm vào đó, tư duy về nó, tìm ra điểm mấu chốt của vấn đề, tìm ra cái hay.
🔜Biết đâu khi đó bạn sẽ tìm thấy sự yêu thích trong chính công việc mà bạn luôn thấy chán nản. Không có gì đảm bảo rằng việc mà bạn đang cảm thấy thích sẽ là thứ bạn muốn gắn bó lâu dài. Ngay cả những việc được coi là đam mê, khi nó trở thành công việc, cũng có thể bị chết đi bởi áp lực đồng tiền và trách nhiệm.
Cũng đừng lo nghĩ quá nhiều đến tương lai theo kiểu không biết công việc có thuận lợi không. Nếu bạn thực sự giỏi một lĩnh vực nào đó, người ta tự khắc sẽ cần bạn. Những công việc bây giờ không thịnh, sau này có thể gặp thời, chẳng ai biết trước được. Cũng đừng lo rằng học hết bốn năm đại học sẽ lãng phí💜, hay sợ bỏ học đi làm lỡ không thành công sẽ "xôi hỏng bỏng không".
𒐪Thời gian vẫn trôi qua như thế, dù bạn làm gì, nó cũng sẽ là một phần của cuộc đời bạn, nó sẽ dạy cho bạn nhiều bài học (không chỉ là bài học thành công), để bạn trưởng thành. Kiến thức, tư duy của lĩnh vực này có thể áp dụng vào lĩnh vực kia. Bạn sẽ trờ thành một người tốt hơn nếu biết càng nhiều.
Tôi có rất nhiều bạn học là kỹ sư tốt nghiệp rồi bỏ nghề đi làm kinh doanh kiếm tiền. Vậy việc học với họ có lãng phí🌠? Tôi nghĩ là không, điều đó dạy cho họ kỹ năng và tư duy giải quyết vấn đề, tư duy logic, sự bền bỉ, có thể áp dụng trong mọi lĩnh vực.
Ngày xưa đi học, tôi nhớ mãi một câu của thầy giáo khi chúng tôi chuẩn bị trình diễn xe tự động và bánh xe bất ngờ bị lỗi. Tôi báo cáo với thầy về sự cố và xin một cái khác để thay thế. Nhưng đáp lại, thầy bảo "hết bánh xe rồi, anh là kỹ sư, hãy tự giải quyết". Đó là bài học quan trọng nhất trong mấy năm đại học của tôi, và tôi đã áp dụng nó trong nhiều lĩnh vực khác nhau, không riêng gì chuyên ngành của mình.
Tôi cũng có những người bạn bỏ học, làm kinh doanh🌱, hoặc học ngành khác... Tuy họ không học đại học, nhưng họ lại tiếp thu vô vàn cái hay ho khác. Họ có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống và trong công việc, biết cách ứng xử, xây dựng các mối quan hệ. Nhưng chẳng phải họ thành công ngay lập tức, mà cũng vấp ngã, cũng te tua không ít lần. Cuộc sống luôn không như là mơ, nhiều khi nó là một cơn ác mộng. Nhưng cuối cùng, tỉnh giấc mơ, tỉnh cơn mộng, bạn sẽ phải can đảm đứng lên và đi tiếp, làm việc mà bạn muốn làm, đem lại giá trị cho cuộc đời, hoặc chí ít là cho chính bạn và những người thân.
Phân theo tuổi tác, mấy nhà Nho ngày xưa hay nói: "Tam thập nhi lập", có nghĩa là 30 tuổi thì sẽ chín chắn, sẽ lập nên sự nghiệp cho mình, tìm chỗ đứng trong xã hội, sự nghiệp của trí tuệ. Ngày xưa còn trẻ tôi không tin, đến bây giờ, sắp bước sang tuổi 30, tôi cảm thấy điều này thật đúng với mình. Tôi thấy mình vững vàng hơn, biết rõ hơn về cuộc sống, và xa rời cái mông lung của tuổi 20. Nhưng để có được sự vững vàng này, tôi cũng phải có kinh nghiệm của một thời nông nổi.
⛦
Tôi sẽ luôn ủng hộ dù bạn chọn bất kỳ con đường nào. Tôi kể cho bạn nghe câu chuyện của mình, suy nghĩ của mình, mong các bạn hãy sống hết mình với những giây phút hiện tại,. Cuộc đời phía trước đang chờ bạn, nó sẽ không diễn ra theo kịch bản cuộc đời tôi, hay cuộc đời ba mẹ bạn, hay những người nổi tiếng... Nó sẽ là cuộc đời của bạn, rất riêng, và không có kịch bản trước. Dù chuyện gì xảy ra, hãy sống với nó thật tốt, và không ngừng phát triển bản thân mình. Hãy tìm cho mình những người thầy sáng suốt để học hỏi. Hãy quan tâm đến bản thân và những người xung quanh mình.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.