Đậu nành là nguồn protein lành mạnh, được tìm thấy trong đậu phụ, tương nén tempeh, súp miso... Theo Verywell Health dẫn một số nghiên cứ🅷u, đậu nành có thể cản trở hoạt động của tuyến giáp và gây𝓡 ra bệnh suy giáp.
Giảm sản xuất hormone tuyến giáp: đậu nành thuộc nhóm thực phẩm chứa chất goitrogens có thể ức chế sản xuất hormone tuyến giáp bằng cách can thiệp vào sự xâm nhập của iốt vào tuyến giáp. Điều này dẫn đến kích hoạt tuyến yên tiết ra hormone kích thích tuyến giáp (TSH). Nếu hormone kích thích tuyến giáp tiếp tục tăng quá mức sẽ làm nó phình to, hình thành bướu cổ.
Theo một nghiên cứu của Đại học Loma🃏 Linda (Mỹ) trên 548 phụ nữ và gần người 300 đàn ông không dùng thuốc tuyến giáp. Ở phụ nữ tiêu thụ nhiều đậu nành có liên quan đến nồng độ hormone kích thích tuyến giáp cao. Trong khi nam💜 giới thì không tìm thấy mối liên hệ.
Ức chế hoạt động của hormone tuyến giáp: ngoài cản trở quá trình xâm nhập iốt vào tuyến giáp, đậu nành cũng có thể ức chế hoạt động của hormone tuyến giáp𒀰 trong các cơ quan của cơ thể và giảm sự hấp thụ thuốc tuyến giáp.
Nghiên cứu công bố trên Public Health Nutrition năm 2016 kết luận, những người ăn đậu ജnành hai phần thực phẩm đậu nành thì khả năng hormone kích thích tuyến giáp tăng gấp 4💝 lần so với những người không ăn. Một số nghiên cứu khác của một trường đại học Brazil năm 2011 cho thấy, trẻ sơ sinh uống sữa làm từ đậu nành có khả năng phát triển bệnh bướu cổ.
Tuy nhiên, bằng chứng về tác động của đậu nành đối với sức khỏe tuyến giáp còn hạn chế. Một số nghiên cứu không cho thấy mối liên hệ giữa đậu nành và hormone kích thích tuyến giáp (TSH) hoặc chức năng tuyến giáp. Nghiên cứu công bố trên tạp chí Scientific Reports năm 2019 phát hiện ra rằng, đậu nành không ảnh hưởng đến hormone tuyến giáp và làm tăng mức độ hormone kích thích tuyến giáp khiêm tốn. Tại thời điểm hiện tại, theo tờ Verywell Health (Mỹ), không có sự thống nhất rõ ràng ăn♚ bao☂ nhiêu đậu nành là an toàn cho chức năng tuyến giáp.
Ảnh hưởng đến thuốc tuyến giáp: nếu bạn đang sử dụng thuốc thay thế tuyếnඣ giáp nên chú ý đến thực phẩm này trong khẩu phần ăn hàng ngày vì nó có thể ngăn cản sự hấp thụ tối ưu của thuốc và làm giảm tác dụng của thuốc tuyến giáp. Một số thành phần khác trong chế độ ăn uống bao gồm canxi và sắt, cũng có thể ngăn cản sự hấp thụ đầy đủ thuốc. Bác sĩ khuyên rằng, bạn nên dùng thuốc tuyến giáp 4 giờ trước hoặc sau khi ăn thực phẩm làm từ đậu nành.
Liệu pháp iốt phóng xạ (RAI) được sử dụng cho một số loại bệnh tuyến giá🍷p. Nếu bạn đang trong quá trình điều trị bằng iốt phóng xạ thì nên hạn chế đậu nành, các thực phẩm chứa goitrogens khác gồm bông c🦹ải xanh, củ cải, cải ngọt... và tuân theo chế độ ăn uống đặc biệt để đảm bảo rằng liệu pháp của bạn đạt hiệu quả.
Các chuyên gia về tuyến giáp khuyên bạn nên kiểm soát việc tiêu thụ các loꦆại sản phẩm từ đậu nành nếu có nguy cơ mắc hoặc đã mắc bệnh tuyến giáp. Bạn có thể trao đổi thêm với bác sĩ điều trị nhằm tìm ra giải pháp hợp lý nếu muốn đưa đậu nành vào thực đơn hàng ngày mà không làm ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh.
Nhi Tiêu
(Theo Verywell Health, Everyday Health)