Bệnh n🐟hân bị ibiến chứng nhiễm trùng máu, rối loạn đông máu, đã hôn mê hai lần. Các bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM đưa bà vào danh sách chờ ghép gan từ người chết não, nhưng nguồn tạng từ Trung tâm điều phối ghép tạng quốc gia rất khan 🍸hiếm. Không biết khi nào mới có.
Trước tình huống cấp bách, bác sĩ tư vấn người nhà hiến gan cho bệnh nhân. Như thấy ánh sáng cuối đường hầm, ba người con ruột của bà🙈 Phương đều mong muốn được hiến gan cho mẹ. Song chỉ có Nam, người con trai út, 28 tuổi, phù hợp các tiêu chuẩn y học.
"Chúng tôi muốn cứu mẹ bằng mọi giá. Mình chịu đau một chút mà mẹ được sống khỏe mạnh, tôi nguyện bằng lòng", a🦩nh Nam chia sẻ.
Hiện nay nguồn gan hiến từ người chết não thiếu hụt, nên ghép gan từ người cho còn sống trở thành𝓡 phao cứu mạng cuối cùng với người bệnh gan giai đoạn cuối, các bác sĩ đánh giá.
Ngày 15/6, ca phẫu thuật cho và nhận gan của hai mẹ con thành công tốt đẹp. Năm ngày sau anh Nam đ✅ã có thể đi lại, vào phòng Hồi sức sau ghép tღhăm mẹ. Hiện tại, anh đã ra viện, cơ thể hồi phục 80%, bắt đầu đi làm lại. Việc ăn uống, sinh hoạt diễn ra bình thường, chỉ tránh các vận động mạnh.
Còn mẹ anh, phần gan mới thíchꩵ ứng tốt, các ch♛ỉ số sinh tồn ổn định. Bà ăn ngon miệng, ngủ nhiều, ngon giấc hơn. Màu sắc da sáng hẳn, bớt vàng. Từ phòng chăm sóc, bà Phương rưng rưng nước mắt, nói: "Vì tôi mà Nam phải san sẻ một phần cơ thể, chịu bao đau đớn. Tôi rất tự hào và cảm ơn sự hiếu thảo của các con. Nhờ có các con động viên, tận tụy chăm sóc tôi mới trở về từ cõi chết".
Ông Vách, 50 tuổi, quê Tiền Giang cũng là một trường hợp được cứu sống từ phần gan của người vợ tào khang. Ông bị viêm gan B, suy gan và ung thư gan. Dù đã cắt phần ga🔥n hỏng nhưng bệnh không thuyên giảm. Thời gian sống của ông chẳng còn nhiều, các con thì quá nhỏ.
Bà Hường, vợ ông không n🧸gần ngại tặng ông một phần lá gan, với tâm nguyện "anh ấy còn sống, con còn có cha". Sau 8 tiếng phẫu thuật với 50 y bác sĩ làm việc cật lực, ông Vách ghép gan thành công, người vợ an toàn, khỏe mạn🌟h.
Tiến sĩ, bác sĩ Trần Công Duy Long, Phó Trưởng khoa Ngoại Gan - Mật - Tụy, cho biết đây là hai trong 10 cặp người nhà hiến tạng cho nhau do bệnh viện thực hiện trong hai năm qua. Họ hầu hết đều là người trong gia đình. Có con gái tặng cha già, con rể tặng bố vợ, vợ tặng chồng... Nghĩa cử cao đẹp này đã cứu sống được những ca suy gan, ung thư gan giai đoạn cꦫuối. Hầu hết, sau phẫu thuật, cả người cho và người ghép đều hồi phục tốt, khỏe mạnh, có thể lao động và làm việc bình thường.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có cơ may như bà Phương, ông Vách. Bệnh nhân gan giai đoạn cuối thường tiến triển nặng rất nhanh, trong khi thời gian có tạng từ người hiến chết não là bất định. Mỗi năm, Bện✃h viện Đại học Y Dược có hàng trăm ca được chỉ định chờ ghép gan. Song, rất nhiều bệnh nhân đã tử vong vì biến chứng trong quá trình chờ đợi, hoặc gia đình không có chi phí điều trị.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Bùi Hữu Hoàng, Trưởng khoa nội Tiêu hóa vẫn không nguôi thương tiếc khi nhắc đến cái chết của người đồng nghiệp ở Tiền Giang. Bệnh nhân là một bác sĩ trẻ, tài năng, nhiễm viêm gan siêu vi B, ngừng thuốc thì bị bùng phát lê👍n tối cấp, tình trạng rất𒅌 nguy kịch. Đại gia đình đều muốn hiến gan cứu anh, tiếc rằng không ai phù hợp để cho.
Sau khi 🔜anh lên mạng cầu cứu, một chiến sĩ công an đồng ý hiến tặng. Các thủ tục hành chính đã hoàn tất, chỉ chờ lên bàn mổ thì mẹ người hiến biết chuyện, quyết liệt ngăn cản. Ca phẫu thuật buộc phải ngừng lại.
"Vị bác sĩ trẻ khát khao sống, và chắc chắn có thể hồi sinh, sống tốt và cứu chữa nhiều người khác. Nhưng không ai hiến cho cậu một phần gan. Cậu ấy mất trên tay chúng tôi. Càm giác bất lực nhìn bệnh nhân♈, nhìn đồ🐭ng nghiệp qua đời thực sự rất tệ", bác sĩ Hoàng tâm sự.
Bác sĩ Hoàng cho biết, Bệ💮nh viện Đại học Y Dược đủ khả năng tự lực ghép gan, sẵnꦬ sàng mời chuyên gia nước ngoài tới hỗ trợ những ca khó. Nhưng nguồn tạng hiến tặng từ người chết não và người còn sống quá ít nên đành "bó tay chịu trói".
Ghépܫ gan là thủ thuật phức tạp, gồm cắt bỏ lá gan bệnh và thay bằng toàn bộ ho𓂃ặc một phần lá gan mới từ người hiến chết não hoặc người cho còn sống. Ưu điểm của ghép gan từ người sống là có thể sắp xếp được lịch mổ, phần gan khỏe mạnh, có khả năng thích ứng cao. Từ một lá gan gốc sẽ hình thành hai lá gan khỏe cho hai người.
"Người hiến có thể hoàn toàn an tâm, bởi dù phẫu thuật cắt gan sẽ tổn thươ🎃ng cơ thể, nhưng phần gan còn lại vẫn sẽ tự tái tạo. Khoảng một tuần sau khi hiến, thể tích gan sẽ tăng thêm khoảng 10-20% và sau một năm sẽ đạt khoảng 80% so với ban đầu, chức năng gan hoàn hảo như trước khi hiến", bác sĩ Long n🌱ói.
*Tên nhân vật đã thay đổi
Thư Anh