Đây là hai ca gܫhép gan đầu tiên do các bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM tự thực hiện, tro🅰ng số 11 ca ghép gan tại đây kể từ năm 2018 đến nay, khi được Bộ Y tế cấp phép ghép gan từ người cho chết não và người hiến còn sống. 9 ca ghép gan trước, các bác sĩ bệnh viện thực hiện với sự hỗ trợ của các chuyên gia nước ngoài.
Anh Luân, 37 tuổi, ở Thủ Đức, bị xơ gan nặng, điều trị nhiều năm gan không có khả năng phục hồi𒀰. Các bác sĩ đánh giá, cách duy nhဣất là ghép gan, anh mới có thể duy trì sự sống.
Ngày 18/5, khi Bệnh viện Việt Đức, Hà Nội thông báo có người phụ nữ chết não hiến tặng một lá gan, các bác sĩ đã họp, đánh giá tạng hiến phù hợp với anh L♕uân. Ngay lập tức, các bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Dược đã ra Hà Nội, nhận lá gan hiến. Tối cùng ngày, tạng hiến về đến cảng hàng không Tân Sơn Nhất và được chuyển thẳng vào phòng mổ, nơi anh Luân đã được gây mê.
Sau 7 giờ phẫu thuật ghép, sáng sớm 19/5, bệnh nhân được đưa ra phòng hồi sức. May mắn, chức năng lá gan 🍷ghép nhanh chóng thích nghi và hoạt động tốt trong cơ thể anh Luân.
"Tôi thực sự trân trọng sự hy sinh cao cả của người phụ nữ đã tặng cho tôi lá gan của cô ấy. Nhờ có món quà này, tôi có thể cùng vợ tiếp tục nuôi dưỡng hai con còn nhỏ𓆉. Tôi hết sức biết ơn người hiến và các bác sĩ đã 'tái sinh' cuộc đời tôi. Mong rằng, gia đình người hiến và các bác sĩ luôn mạnh khỏe, bình an", anh Luân ♎chia sẻ, chiều 30/6.
Bà Phương, 61 tuổi, là ca ghép gan thành công thứ hai do Bệnh viện Đại học Y Dược tự lực thực hiện. Bà Phương tiền sử viêm gan C dẫn đến xơ gan nặng. Một tháng trở lại đây, bệnh nhân hai lần rơi vào hôn mê, tình trạng nhiễm trùng, rối loạn trong máu tăng, nguy cơ xuất huyết não dẫn đꩲến tử vong. Nếu không🍰 được ghép gan sớm, nguy cơ bà Phương tử vong trong vòng hai tháng có thể lên đến 50%. Ghép gan là phương pháp tốt nhất để bà có thể sống khỏe mạnh.
Người con trai út, 28 tuổi, có các chỉ số phù hợp, đã t✨ình nguyện hiến một phần lá gan cứu m♕ẹ. Ngày 15/6, ca phẫu thuật cho và ghép gan thành công. Người con khỏe mạnh, xuất viện chỉ sau 5 ngày. Còn bà Phương, phần gan mới đáp ứng tốt, các chỉ số sinh tồn ổn định, không có dấu hiệu thải ghép.
ཧTiến s༺ĩ, bác sĩ Trần Công Duy Long, Phó Trưởng khoa Ngoại Gan - Mật - Tụy, cho biết hai ca ghép gan trên được thực hiện trong hoàn cảnh rất đặc biệt. Dịch Covid đã khiến giao thông quốc tế bị ngưng trệ, không thể mời các chuyên gia chuyển giao công nghệ ghép gan từ Hàn Quốc bay sang hỗ trợ. Trong khi đó, diễn tiến bệnh của các bệnh nhân ngày càng nguy kịch.
"Cả hai ca, bệnh nhân đều ♋trong tình thế nguy cấp, chúng tôi không thể chần chừ hơn. Các bác sĩ đã được đào tạo, chuyển giao công nghệ bài bản, có kinh nghiệm thực hành nhiều lần nhưng chúng tôi vẫn hội chẩn kỹ lưỡng. Chỉ khi tiên lượng thành công cao mới dám làm", bác sĩ Long nói.
Trước đó, bệnh viện đã thực hiện 9 ca ghép gan từ người cho còn sống, là người thân trong gia đình bệnh nhân, có sự hướng dẫn củ🐈a chuyên gia bệnh viện ASAN, trung tâm ghép gan lớn nhất Hàn Quốc. Hiện tại, tất cả bệnh nhân đều khỏe mạnh, hồi phục tốt. Nhiều người đã lao động, sinh hoạt trở lại bình thường.
Giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Trương Quang Bình, Phó Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, chia sẻ, ghép gan là biện pháp triệt để cho các trường hợp người b💫ệnh bị xơ gan, ung thư gan giai đoạn sớm và chức năng gan kém. Ghép gan giúp người bệnh có chất lượng sống tốt hơn. Đối với người hiến, sau khi hiến gan, các tế bào gan có thể tái tạo, phục hồi để đảm bảo chức năng hoạt động của gan giốn🐎g với người bình thường.
"Sự thành công của hai ca ghép gan tự lực là mốc quan trọng trong quá trình nỗ lực nâng cao trình độ của đội ngũ y bác sĩ Bệnh viện Đạ🐓i học Y Dược. Bệnh viện đang phấn đấu năm 2021 có thể ghép tim, 2020 được ghép phổi, hướng tới thành lập Trung tâm ghép ꧒tạng hiện đại hàng đầu ở miền Nam", bác sĩ Bình cho hay.
* Tên bệnh nhân được thay đổi.
Thư Anh