Trả lời:
Hiện, có ba phương pháp điều trị thay thế𒉰 thận gồm ghép thận, lọc màng bụng, chạy thận nhân tạo. Tronꦜg đó, ghép thận là phương pháp điều trị thay thế thận tối ưu.
Người bệnh chỉ có thể được ghép một quả thận một lần. Trường hợp bị suy chức năng thận ghép thì có thể ghép lần hai nếu tình trạng sức khỏe đảm bảo và có nguồn hiến tạng phù hợp. Không phải người bệnh giai đoạn cuối nào cũng có cơ hội được ghép thận. Người bệnh cần đủ sức khỏe trải qua phẫu thu🅘ật và tìm được nguồn thận hiến tặng phù hợp.
Hiện, nguồn thận hiến tặng không đủ đáp ứng nhu cầu nên người đăng ký ghép thận có thể phải chờ nhiều năm. Theo số liệu từ Trung tâm Điều phối Ghép tạng Quốc gia, hiện có hơn 5.200 người đăng ký chờ ♈được ghép 🦩thận.
Ghép thận là ghép vào cơ thể người bệnh quả thận mới khỏe mạnh nhằm thay thế chức năng hoạt động của quả thận cũ đã suy yếu. Quả thận khỏe mạnh từ người cho là người thân trong gia đình hoặc người hiến tặng chết n😼ão, ghép vào vị trí hố chậu bên phải hoặc trái (vùng bụng dưới). Động mạch và tĩnh mạch của quả thận ghép được nối với động mạch và tĩnh mạch chậu cùng bên, niệu quản của quả thận ghép được khâu nối vào bàng quang. Quả thận được ghép sẽ đảm nhận nhiệm vụ lọc bỏ chất thải ra khỏi máu thay thế cho hai quả thận suy yếu của người bệnh.
Sau ghép thận, người bệnh cần sử dụng thuốc chống thải ghép suốt đời và tái khám định kỳ để bác sĩ theo dõi sức khỏe, chức năng của quả thận được ghép.
BS.CKI Mạch Thị Chúc Linh
Khoa Nội thận - Lọc máu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM
Độc giả đặt câu hỏi về bệnh thận tại đây để bác sĩ giải đáp |