Biểu tình diễn ra vào dịp kỷ niệm 89 năm Cách mạng Xiêm, cuộc nổi dậy đưa Thái Lan t꧑ừ chế độ quân chủ chuyên chế sang chế độ quân chủ lập hiến. Hàng trăm người tập trung tại Đài tưởng niệm Dân chủ ở Bangkok, tuần hành hướng về tòa nhà quốc hội để phản đối Thủ tướng Prayut Chan-O-Cha, cựu chỉ huy quân đội lên nắm quyền✤ sau cuộc đảo chính năm 2014.
Những người biểu tình sớm tập trung tại ngã tư trước bình minh để làm lễ thắp nến. Som, một học sinh 16 tuổi tham gia biểu tình, cho biết cô không lo lắng nguy cơ Covi✱d-19.
"Chúng tôi chưa bao giờ c🍰ó nền dân chủ thực sự nào. Đất nước sẽ chẳng đi đến đâu", Som nói.
Thủ lĩnh sinh viên Parit "Penguin" Chiwarak, người đang phải đối mặt với cáo buộc bôi nhọ♋ hoàng gia và được tại ngoại tháng trước, diễu hành theo nhịp trống, đội chiếc vương miện bằng nhựa màu vàng và mang theo một lá cờ.
Một người biểu tình ꦜăn mặc giống tượng Nữ thần Tự do ở Mỹ, trong khi những người khác đốt bản hiến pháp giả, vào tuần quốc hội Thái Lan tranh luận về những thay đổi hiến pháp.
"Yêu cầu của chúng tôi sẽ không giảm. Hiến pháp phải đến từ người dân", Jatupat 'Pai' Bo🌊onpattararaksa nói qua loa.
Một số người biểu tình mang các biển hiệu "Bãi bỏ 112", đề cập luật khi quân của Thái Lan với mức án tối đa lên tới 15 năm tù đối vớ🦩i những người bị kết tội xúc phạm hoàng gia.
Ngoài ra, còn có các cuộc biểu tình được lên kế hoạch trên khắp đất nướ🧸c, từ thành phố du lịch Chiang Mai ở phía bắc đ🔯ến tỉnh Nakhon Si Thammarat ở phía nam.
Bangkok đã bị rung chuyển bởi các cuộc biểu tình gần như hàng ngày phản đối chính phủ của Thủ tướng Prayut vào nửa cuối năm 2020, nhưng ꧋phong trào đã lắng xuống sau khi Covid-19 bùng phát và các thủ lĩnh sinh viên lĩnh án tù. Giới chức cấm các cuộc tụ tập công khai khi đươnꦍg đầu sóng Covid-19 thứ ba, với ca nhiễm hàng ngày dao động quanh mốc 3.000.
Khoảng 150 người đã bị truy tố kể từ khi phong trào biểu tìn♔h bắt đầu. Các thủ lĩnh chủ chốt phầ🃏n lớn bị truy tố theo luật khi quân.
Huyền Lê (Theo AFP)