BS.CKI Nguyễn Thị Châu Bản, chuyên khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khoang miệng mỗi người có khoảng 300 vi khuẩn gây hại. Đường huyết không được kiểm soát tốt dễ tạo cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển, tăng khả 𝓀năng mắc bệnh răng miệng như viêm nướu, bệnh nha chu, sâu răng, viêm lợi, viêm lưỡi...
Nước bọt có vai trò ngăn sâu răng bằng cách rửa trôi các mảnh thức ăn sót lại trong kẽ răng, ngăn v𓄧i khuẩn phát triển, chống lại các axit do vi khuẩn tạo ra. Khi mắc bệnh tiểu đường, thành phần nước bọt thay đổi làm ảnh hưởng đến khả năng chải rửa và ngăn ngừa sâu răng.
Theo bác sĩ Bản, một số loại thu🍷ốc điều trị bệnh có thể khiến tuyến nước bọt tiết ra ít nước bọt hơn, làm giảm khả năng bảo vệ răng tự nhiên, tăng nguy cơ sâu răng, nướu răng...
Bệnh tiểu đường còn là nguyên nhân dẫn đến tăng lượng đường trong nước bọt khi đường huyết cao, giúp vi khuẩn phát triển nhanh dễ s🦩âu răng hơn.
Bác s𝄹ĩ Châu Bản hướng dẫn người bệnh tiểu đường chăm sóc răng miệng đúng cách như sau:
Kiểm soát đường huyết: Người bệnh cần có chế độ ăn uống lành mạnh, tập luyện đều đặn để giữ mức đường huyết trong ngưỡng an toàn. Mục🦂 tiêu HbA1c (xét nghiệm đánh giá lượng đường trong máu trung bình ba tháng) dưới 7%.
Khám răng hàm mặt định kỳ: Ít nhất 6 tháng một lần hoặc tùy vào tình trạng sức khỏe răng miệng của mỗi người để bác sĩ tư vấn liệu trình điều trị phù hợp. Bác sĩ kiểm tra các vấn đề mà bệnh nhân đang gặp, nguy cơ và khắc phục các vấn đề sớm nhất. Nhổ răng sâu không dễ dàng với người tiểu đường vì tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm trùng nặng sau đó. Do vậy, người bệnh cần ch📖ú ý nếu phải nhổ răng.
Chăm sóc răng miệng tại nhà: Nguyên tắc chung người bệnh cần đảm bảo là đánh răng bằng bàn chải có lông mềm, sử dụng kem đánh răng có fluor﷽ide ít nhất hai lần mỗi♎ ngày (buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ).
Chải mặt ngoài của răng theo chuyển động tròn, bắt đầu ở một bên và dần sang phía bên kia của miệng, chải lên bề mặt trong mỗi chiếc răng, nhẹ nhàng chải bề mặt răng trên và dưới, bắt đầu một bên và tiếp tục bên còn lại, súc miệng sạch ♐bằng nước. Không dùng tăm để cố lấy thức ăn dính ở răng vì dễ làm tổn thương nướu, chảy máu, nên dùng chỉ nha khoa mỗi ngày một lần.
Kiểm tra răng miệng trước gương: Theo người bệnh tiểu đường nếu có các vấn đề về bệnh răng và nướಌu như nướu đỏ, sưng, chảy máu, nướu bong ra khỏi răng, có vết loét trên nướu, răng lung lay hoặc thay đổi khớp cắn, vị trí răng, hơi thở hôi... nên đi đến gặp bác sĩ răng hàm mặt để được khám và điều trị sớm.
Bỏ thuốc lá: Thuốc lá không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường mà còn gây nhiều vấn đề về răng miệng. Người bệnh đang hút thuốc nên cố gắng bỏ thuốc càng sớm càng tốt🤪.
Đinh Tiên
Độc giả đặt câu hỏi về bệnh nội tiết - đái tháo đường tại đây để bác sĩ giải đáp |