Trả lời:
Người mắc tiểu đường type 2 trở lên thuộc nhóm dễ trở nặng do cúm. Tiểu đường gây suy giảm miễn dịch, khiến virus dễ xâm nhập và tấn công cơ thể, gây bệnh nặng. Cơ chế phòng vệ tự𝕴 nhiên yêu cầu cơ thể cung cấp glucose để chống nhiễm trùng. Cơ chế này đồng thời kích thích giải phóng các 𝐆hormone làm giảm hiệu quả của insulin, khiến việc kiểm soát đường huyết khó khăn hơn, tăng nguy cơ nhiễm toan ceton - tình trạng xảy ra khi cơ thể bệnh nhân sản sinh quá nhiều axit trong máu, có thể gây tử vong.
Yếu tố cao tuổi cũng làm tăng nguy cơ trở nặng do cúm. Virus có thể xâm nhập vào đường hô hấp dưới gây viêm phổi hoặc dẫn đến các biến chứng khác như⛦ viêm cơ tim,☂ viêm màng não...
Để phòng bệnh cho người tiểu đường, vaccine là biện pháp quan trọng. CDC Mỹ đánh giá tiêm phòng cúm giúp giảm 79% số người mắc đái tháo đường phải nhậ🐻p viện. Trong một phân tích tổng hợp các nhಌà khoa học Đại học Toronto (Canada), người bệnh tiểu đường được tiêm vaccine cúm có tỷ lệ tử vong thấp hơn 24% so với người không tiêm chủng.
Việt Nam hiện có vaccine cúm tứ giá thế hệ mới như Vaxigrip Tetra (Pháp), Influvac Tetra (Hà Lan) phòng ngừa 4 chủng virus cúm nguy hiểm phổ biến là cúm A (🥂H1N1 và H3N2) và cúm B (Yamagata và Victoria). Vaccine cúm cần tiêm nhắc lại mỗi năm một lần để đạt miễn dịch tối đa.
Bên cạnh chủng ngừa, bệnh nhâ🗹n tiểu đường cần duy trì kiểm soát đường huyết, chế độ ăn uống lành mạnh, tập luyện thể dục đều đặn, giữ vệ sinh và tránh tiếp xúc với người mắc cúm, đi đến nơi đông người cần đeo khẩu trang.
Theo Bộ Y tế,ꦆ tiꦰểu đường là một trong những nguyên nhân phổ biến gây tàn tật và tử vong sớm ở nhiều quốc gia, là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa, tim mạch, suy thận... Cơ quan này thống kê năm 2021, tỷ lệ mắc đái tháo đường ở người trưởng thành ước tính 7,1%, tương đương gần 5 triệu người.
Bác sĩ Nguyễn Minh Luân
Chuyên viên Y khoa, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC
Độc giả đặt câu hỏi tư vấn vaccine tại đây để bác sĩ trả lời.