❀"Có khả năng làm việc hiệu quả thì đâu cần phải vắt kiệt sức? Thay vì làm 10-15 tiếng mỗi ngày thì bạn hoàn toàn có thể giảm xuống còn 10 tiếng làm việc, tiến đến giảm tiếp trong tương lai và dành thời gian để nghỉ ngơi, hưởng thụ. Khi kỹ năng chuyên môn của bạn đủ cao thì sẽ chuyển thành làm ít nhận nhiều, hoặc có nhiều cách để kiếm được tiền thay vì chỉ vùi đầu vào công việc.
🎐Quan điểm của tôi là tuổi trẻ cần tập trung làm việc nghiêm túc, hiệu quả (work smart) chứ không phải lao đầu làm việc (work hard). Có như vậy, càng về sau bạn mới càng đỡ khổ. Người giỏi là điều kiện cần, còn điều kiện đủ là phải biết suy tính, không vắt kiệt vì công ty vì họ không bao giờ nghĩ cho người lao động trước tiên cả. Tất nhiên, tôi cũng phê phán cách làm việc bỏ hết mọi thứ, không cần cố gắng. Ngược lại cần nghĩ xem, cố gắng thế nào để làm ít mà vẫn hiệu quả".
Đó là chia sẻ của độc giả Mamud Salam xung quanh xu hướng "làm việc ít nỗ lựcౠ" của giới trẻ ngày nay. Thay vì cống hiến, nỗ lực tối đa để đạt được những thành tựu lớn hơn trong công việc, nhiều bạn trẻ ngày nay chọn làm việc không áp lực, từ chối cạnh tranh, với mức lương vừa đủ để cân bằng công việc và cuộc sống. Xu hướng này được gọi là "lazy girl jobs" (làm việc lười biếng).
♊Theo một nghiên cứu của Google vào tháng 6/2023, trong 1.000 người trưởng thành ở Việt Nam, cứ 10 bạn trẻ thì có 5 người thừa nhận nỗ lực ít hơn mức tối đa. Họ muốn dành phần lớn thời gian để đi chơi vì không muốn vắt sức kiếm tiền.
>> ♉Tôi phát ngán thái độ làm việc tùy hứng của nhiều đồng nghiệp Gen Z
Ủng hộ lối suy nghĩ này, bạn đọc Huy nhat🐻 nhận định: "Khái niệm 'làm việc chăm chỉ' chỉ nên được áp dụng cho các ngành nghề đặc thù tạo ra sản phẩm trực tiếp, hay gọi nôm na là theo sản lượng. Với đặc thù này thì chỉ có lợi cho người ở tầng lãnh đạo, còn tầng lớp người lao động sẽ chỉ đảm bảo có cơm no, áo ấm cơ bản, nên đừng trông mong leo lên cao.
꧂Còn với các ngành khác sử dụng chất xám, làm việc chăm chỉ sẽ không đảm bảo cho bạn một nơi làm việc ổn định, mà nó chỉ giúp bạn tự xoa dịu chính mình. Nếu muốn có một vị trí cao hơn trong nghề nghiệp, bạn không cần phải làm việc chăm chỉ, mà cần làm việc thông minh".
Đánh giá cao cách làm việc thông minh, hiệu quả thay vì làm việc chăm chỉ, cống hiến quên mình, độc giả DHiền⛦ bình luận: "Lúc còn đi học, tôi được dạy rằng làm việc chăm chỉ và cống hiến sẽ nhận được những kết quả tốt. Nhưng tất cả giờ đây đã thay đổi hoàn toàn. Nhiều người không biết sẽ phải giải thích thế nào với con mình, nếu làm việc chăm chỉ nhưng vẫn bị sa thải vào một ngày nào đó?
🗹Tôi cho rằng, làm việc chăm chỉ và cống hiến thì thường sẽ được ghi nhận bằng tăng lương, thưởng... Nếu thấy không được ghi nhận thì bạn hãy cứ nhảy việc qua công ty khác, chứ cứ bám trụ ở một nơi mãi bởi sẽ khiến bản thân ngày một ù lì, thiếu năng động, không có kết quả... Chăm chỉ chỉ là một trong nhiều tiêu chí chứ không phải là tất cả yếu tố để cho bạn một công việc tốt. Cứ nhìn vào quảng cáo tuyển dụng của các công ty thì biết, luôn có hàng ta yêu cầu đối với ứng viên phỏng vấn.
🍎Xã hội đã thay đổi rất nhanh từ hơn chục năm nay. Thế nên, mỗi người cần phải nâng cấp, đổi mới tri thức, kỹ năng làm việc sau 2-3 năm để nâng cao hiệu suất công việc, chứ không phải cặm cụi làm việc tối ngày suốt 5-7 năm. Nếu bạn cứ nghĩ làm ở một nơi nào đó đều đều cho tới khi nghỉ hưu thì sẽ là một sai lầm".
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.