Theo quy định ngày nghỉ lễ hàng năm của Bộ luật Lao động, Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 Âm lịch (tức 10/4 Dương lịch) sắp tới rơi vào chủ nhật, người lao động sẽ được nghỉ bù thứ hai, ngày 11/4. Như vậy kỳ nghỉ kéo dài ba ngày. Ngày 30/4 và Quốc tế lao động 1/5 rơi vào cuối tuần, người lao động được nghỉ bù thứ hai và thứ ba tuần kế tiếp. Kỳ nghỉ kéo dài bốn ngày, từ 30/4 đến hết 3/5. Như vậy, người lao động sẽ được nghỉ tổng cộng bảy ngày trong vòng một tháng.
Thoạt nghe, con số ngày nghỉ là n♐hiều. Tuy nhiên, thực tế không hẳn như vậy. Một phần là bởi bảy ngày nghỉ đó đã bao gồm cả nghỉ bù. Mặt khác, nếu để ý, có thể thấy, sau kỳ nghỉ này, các tháng 6-7-8, chúng ta không có một ngày nghỉ nào. Trong đó, tháng 7 và 8 là hai tháng có 31 ngày. Như vậy người Việt sẽ phải làm việc căng mình ba tháng liên tục, thật sự rất oải.
Rõ ràng con số 22 ngày nghỉ trong năm vẫn còn quá ít khi so với thế giới. Không chỉ về mặt số lượng mà cả việc phân bổ thời gian nghỉ trong năm cũng còn nhiều điểm bất cập, nhiều khoảng thiếu ngày n𒀰ghỉ như đã nói ở trên.
Có người nói "khi nào năng suất lao động, thu nhập, mức sống của người dâ꧋n tiệm cận với nước ngoài, thì hãy tính đến ch꧂uyện so sánh ngày nghỉ của ta với họ. Còn bây giờ nước mình đang còn nghèo, phải chăm chỉ lao động trước đã". Tôi không đồng tình với quan điểm này. Bởi chỉ khi bạn có ít thời gian làm hơn thì năng suất mới tăng được và có thêm thời gian để tái tạo sức lao động.
Bây giờ, đa số các công ty ở Việt Nam vẫn còn đang bắt nhân viên phải làm việc vào ngày thứ bảy, nên mọi người đều có tâm lý "vẫn còn ngày thứ bảy để làm". Vậy là phần việc lẽ ra có thể hoàn thành trong tuần sẽ bị kéo dài ra thêm một ngày. Nếu rút ngắn lại, chỉ làm tới thứ sáu, tôi nghĩ mọi việc sẽ khác. Việc này cũng giống như chuyện hạn chế giờ tăng ca. Nếu cứ cho nhiều thời gian để giải quyết công việc thì hậu quả sẽ là tất cả cùng ì ạch. Còn bớt giờ, bớt ngày làm việc lại thì tự người lao đ𓂃ộng phải biết ღđiều chỉnh, nâng cao năng suất để hoàn thành công việc theo kế hoạch.
Thực tế, năng suất lao động còn phụ thuộc vào máy móc, công nghệ. Chúng ta vẫn chủ yếu lao động bằng chân tay nên năng suất không thể cao bằng các nước phát triển có máy móc, kỹ thuật🐬 hiện đại hỗ trợ, khả năng tự động hóa tốt hơn. Giống như thấy một người làm thủ công trong một giờ đồng hồ làm ra ít sản phẩm hơn một cái máy, rồi vội vàng quy kết là năng suất thấp hơn là không ổn. Thế nên, nếu lấy năng suất lao động của người Việt còn thấp để biện minh cho việc số ngày nghỉ của ta không thể cao như nước ngoài, tôi cho rằng không thuyết phục.
>> '22 ngày nghỉ lễ, Tết trong năm 2022 vẫn còn ít'
Nếu chỉ được nghỉ ngày chủ nhật, các khu mua sắm, vui chơi, giải trí sẽ vắng bóng người. Khi đó, người ta thay vì ra ngoài sẽ chỉ ở nhà 💯nghỉ ngơi vì đã quá mệt mỏi cả tuần... Sức mua sắm và tiêu dùng chắc chắn sẽ giảm. Hệ lụy kinh tế cũng sẽ bị kéo tụ🔯t do ngành dịch vụ giải trí không có nhiều đất sống. Ngược lại, nếu tất cả các công ty đảm bảo hai ngày nghỉ cuối tuần cho người lao động, người dân tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ nhiều hơn, nền kinh tế sẽ phát triển mạnh mẽ.
Người Việt làm nhiều, không có thời gian để hồi phục, tái tạo sức l꧙ao động. Thế nên không lạ khi đến tầm 40 tuổi là phần đông lao động trở nên rệu rã, xuống sức, bị các doanh nghiệp thải loại, không nơi nào muốn nhận. Cái vòng lặp ấy thử hỏi đang mang lại lợi ích hay gây thêm khó khăn cho người Việt?
Tôi thấy lớp trẻ Việt ngày nay đang bị mất cân bằng cuộc sống rất nhiều mặt: Chế độ làm việc căng thẳng, về nhà cũng phải làm thêm việc; con cái không có thời gian chăm sóc mà phải phụ thuộc vào ông bà; vì áp lực cuộc sống mà hạn chế sinh con, lập gia đình; dẫn đến tỷ lệ già hóa dân số và năng suất lao động ngày càng thấp. Công nhân thu nhập thấp, không đủ sống, phải sống trong những khu nhà trọ chất lượng thấp, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng lao động trong nước. Nếu không làm tốt an sinh xã hội, đất nước chưa kịp phát triển thì nguồn lực lao động đã suy kiệt.
Dịch Covid-19 vừa qua đã thay đổi nhiều tư duy của chúng ta về cân bằng cuộc sống. Làm cật lực, bán sức lấy tiền đã không còn là lựa chọn của số đông. Đây cũng là cơ hội để chúng ta nhìn lại, đánh giá lại và có những điều chỉnh hợp lý hơn, tiệm cận dần với thế giới. Tăng thêm số ngày nghỉ lễ trong n📖ăm, duy trì hai ngày nghỉ cuối tuần, chưa bàn tới chuyện năng suất làm việc tăng hay giảm, nhưng tôi tin người Việt sẽ thoải mái và hạnh phúc hơn.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.