Các chuyên gia về dân số và những vấn đề xã hội nhận định như trên khi phân tích lý do giúp tuổi thọ người Việt tăng cao. 30 năm qua, từ 1989 đến 2019, tuổi thọ trung bình người Việt tăng thêm 8,4 năm, từ 65,2 lên 73,6. Điều này cho thấy người Việt có xu hướng sống lâu hơn. Các chuyên gia Tổng Cục Dân số, Bộ Y tế, cho rằng tuổi thọ ngày càng tăng là một trong những t🌌hành tựu to lớn về phát triển kinh tế -🍌 xã hội nói chung và chăm sóc sức khỏe nói riêng, cho thấy chất lượng sống của con người tốt hơn.
Như anh Trọng Tuyên, ꧋một người dân bình thường ở quận 3, TP HCM, chia sẻ: "Cuộc sống ngày càng đi lên, gia đình tôi giờ cũng không thiếu thốn gì cả nên chỉ mong mọi người đều khỏe mạnh, sống lâu".
Anh Tuyên làm nghề kinh doanh nhỏ, gia đình gồm vợ chồng, hai con học cấp 2, sống cùng mẹ anh ngoài 70 tuổi, bố anh mất sớm. Nhiều năm qua, vợ chồng anh Tuyên mỗi sáng đều chạy bộ, buổi chiều cùng nhau tập gym và yoga. Ở ngưỡng gần 50 tuổi, khi cảm nhận sức khỏe đi xuống từng ngày, vợ chồng anh ngày càng ý thức hơn về việc cần phải rèn luyện thể chất. Công việc kinh doanh với thu nhập k෴há giúp gia đình không lo toan tài chính nhiều và có thời gian chăm sóc bản thân. Mỗi năm, hai vợ chồng khám sức khỏe định kỳ một lần, với lý do "khônဣg muốn khi tuổi già trở thành gánh nặng cho con cháu".
Hai con của anh Tuyên chơi các môn thể dục thể thao như bơi lội, đá bóng, đạp xe đạp, cầu lông... để rèn luyện. Các cháu được bố mẹ nhắc nhở hạn chế ăn đồ ăn nhanh, thay vào đó mỗi bữa ăn đều được cân đo chế độ 🧔dinh dưỡng riêng. Mẹ anh cũng luôn biết cách sống hưởng thụ tuổi già, đến nay vẫn khỏe mạnh minh mẫn. Hàng ngày, bà tham gia các lớp dưỡng sinh, gặp gỡ, giao lưu bạn bè, tập thể dục, ăn uống thực phẩm lành mạnh.
Có thực tế là tuổi thọ người Việt tăng chủ yếu ở các khu vực phát triển kinh tế xã hội, trong khi nhiều khu vực miền núi tuổi thọ tăng chậm dẫn đến chênh lệch giữa các vùng miền khá rộng.🎶 Theo báo cáo chỉ số phát triển con người (HDI) do Tổng cục Thống kê công bố cuối tháng 3, trong sáu vùng trên cả nước, tuổi thọ trung bình của người dân vùng Đông Nam ꦺBộ cao nhất và Tây Nguyên có mức thấp nhất. Năm địa phương có tuổi thọ trung bình người dân cao nhất cả nước giai đoạn 2016-2020 là TP HCM, Đồng Nai (76,5 tuổi), kế đó là Bà Rịa - Vũng Tàu 76,4, Đà Nẵng 76,3, Tiền Giang 76,1. Xếp sau là TP Cần Thơ 76; Bến Tre, Long An, Vĩnh Long cùng 75,6; Hậu Giang và Hà Nội cùng 75,5 tuổi.
Trong khi đó các tỉnh có tuổi thọ trung bình của người dân ở mức thấp là Lai Châu 65,8; Kon Tum 66,8; Hà Giang, Đ🐓iện Biên 67,8 và Quảng Trị 68,2. Như vậy, tuổi thọ trung bình ở vùng cao nhấ🦄t so với vùng thấp nhất cách biệt đến hơn 10 năm.
Giáo sư Nguyễn Đình Cử, nguyên Viện trưởng Viện Dân số và các vấn đề xã hội, Trường đại học Kinh tế quốc dân, nhận định sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế, xã hội, khả năng tiếp cận dịch vụ y tế là nguyên nhân chính dẫn đến chênh lệch tuổi thọ giữa các vùng hiện nay. Trong đó, kinh tế, xã hội tại TP HCM nói riêng và vùng Đông Nam Bộ nói chung phát triển mạnh, người dân được cung cấp dinh dưỡng, chăm sóc y tế tốt hơn, từ đó sống lâཧu hơn.
Sự khác biệt này trước hết ảnh hưởng từ đến mức tử vong của trẻ em, theo giáo sư Cử. Chẳng hạn, năm 2019, tỷ suất chết của trẻ dưới một tuổi ở Lai Châu là 39,6%, cao gấp hơn 5,4 lần TP HCM (7,3%), còn tỷ suất chết trẻ dưới 5 tuổi tại Lai Châu cao hơn TP HCM tới hơn 5,6 𒐪lần. Mức chết của trẻ em cao sẽ kéo mạnh tuổi thọ trung bình giảm xuốnꦅg.
Đời sống phát triển, người dân tiếp cận y tế dễ dàng; thức ăn hay đồ uống đảm bảo chất lượng, môi trường vệ sinh hơn. Khi trình độ học vấn cao, người dân cũng quan tâm hơn về sức khỏe, chủ động tìm kiếm các biện pháp rèn 🦄luyện như chạy bộ, tập gym, yoga, dưỡng sinh... Do vậy, sức khỏe tốt hơn, kéo dài tuổi thọ.
Thực tế, một số vùng phát triển như TP HCM, Hà Nội hay các tỉnh Đông Nam Bộ, điều kiện kinh tế tốt hơn vùng Tây Nguyên hoặc Trung du miền núi phía Bắc. Phó giáo sư, tiến sĩ Giang Thanh Long, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, chuyên gia về vấn đề già hóa dân số, cho rằng sự phát triển của y tế, môi trường sống lành mạnh, tron🐈g lành, thực phẩm chất lượng... đã khiến tỷ lệ tử vong giảm và tuổi thọ tăng.
"Ví dụ ở TP HCM hay Hà Nội, nếu có vấn đề về sức khỏe, bạn có thể tiếp cậ𝐆n thuận lợi với y tế, hoặc chủ động khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra các vấn đề sức khỏe. Còn ở các tỉnh miền núi, vùng sâu vùng xa, Tây Nguyên... người dân khi có bệnh muốn đến trạm y tế xã còn khó chứ chưa nói là đến bệnh viện tuyến huyện hay tỉnh", ông Long nói.
Ngoài ra, các dịch vụ tiện ích tại những vùng phát triển tạo điều kiện cho con người có nhiều cơ hội làm điều mình thícওh. Họ dành nhiều thời gian hoạt động ngoài trời, giao thiệp với bạn bè, ngủ đủ giấc, ăn uống nhẹ nhàng và lành mạnh, sống lạc quan... từ đó, sức khỏe cải thiện.
Phong tục tập quán cũng là yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ. Giáo sư Cử cho rằng các tỉnh vùng núi và cao nguyên vẫn còn những phong tục, tậ🥂p quán tác động xấu đến sức khỏe người lớn và trẻ em như: hút thuốc, nghiện rượu, tệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết... Các yếu tố đó góp phần làm tăng mức chết, giảm tuổi thọ.
Ngoài ra, hành vi bất cẩn gây ra tai nạn lao động, tai nạn giao thông và các tai nạn khác nhiều khi dẫn đến tử vong, từ đó cũng làm giảm tuổi thọ. Tình trạng này khác biệt đáng kể giữa vùng khá phát triển và vùng còn nghèo ở nước ta. Năm 2019, số ca tử vong do tai nạn (lao động, giao thông và các tai nạn khác) ở Lai Châu chiếm đến 10,7% tổng số ca tử vong củ𒉰a tỉnh, tỷ lệ này ở Quảng Trị lên đến 14,7%... Trong khi đó, TP HCM, nơi có dân số và mật độ dân số cao nhất nước nhưng tỷ lệ tử vong do các loại tai nạn chỉ chiếm 3,8% tổng số chết. Tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông ở Lai Châu gấp 1,7 lần TP HCM, Quảng Trị cao gấp hơn 6,5 lần.
Một điểm đáng lưu ý, theo các chuyên gia, là những mâu thuẫn trong cuộc sống không được hóa giải kịp thời dẫn đến tỷ lệ tự tử có biểu hiện tăng lên. Theo kết🍨 quả Tổng điều tra Dâ🎀n số và Nhà ở năm 2019, tỷ lệ tử vong do tự tử chiếm 3,4% số ca chết ở Tây Nguyên; vùng Trung du và miền núi phía Bắc là 1,7%, cao hơn nhiều so với TP HCM (0,7%) và Đồng bằng sông Cửu Long (0,4%).
Theo tiến sĩ Long, nhiều người còn quan niệm rằng khi có bệnh có thể tự chữa theo phương pháp dân gian, không đến c🧜ơ sở y tế... dẫn đến tình trạng bệnh trở nặng không được phát hiện và điều ൲trị kịp thời. Yếu tố này góp phần làm ảnh hưởng đến sức khỏe nói riêng và giảm tuổi thọ nói chung.
Trên thế giới, các nghiên cứu cho thấy những nước phát triển đều có tỷ lệ tuổi thọ cao hơn, điển hình như Nhật Bản. Cuối năm 2021, Bộ Lao động, Y tế và Ph🐻úc lợi Nhật Bản cho biết tuổi sống khỏe ở﷽ nước này đã lên mức "cao kỷ lục", đạt 75,38 tuổi ở nữ và 72,68 tuổi ở nam. Cùng với đó, tuổi thọ trung bình của người Nhật cao nhất trong các nước G7, đạt 81,41 tuổi đối với nam và 87,45 tuổi đối với nữ. Tuổi sống khỏe được ngành dân số định nghĩa là tuổi sống mà khỏe mạnh, không bệnh tật; còn tuổi thọ trung bình được tính gồm cả những năm tháng bệnh tật và sống khỏe.
Câu hỏi thường được đặt ra là "vì sao ngày càng nhiều người Nhật thọ trên 100 tuổi?". Các chuyên gia cho rằng lý do là ở chế độ ăn uống lành mạnh, sống hưởng thụ tuổi già, biết tận dụng sản phẩm và công nghệ tiên tiến. Không chỉ người Nhật, một số vùng của Italy, Hy Lạp... có tỷ lệ﷽ người cao tuổi nhiều nhất thế giới, nhờ người dân ăn uống và sinh hoạt điều ♈độ.
Bộ Y tế Nhật Bản cũng từng🐎 lý giải là ở các nước phát triển𝓰, sự tiến bộ của công nghệ y tế, mức sống được nâng cao nhờ vệ sinh công cộng, chất lượng thực phẩm, môi trường sống được cải thiện... giúp giảm tỷ lệ tử vong và tăng tuổi thọ.
Giáo sư Cử khuyến cáo khi tuổi thọ gia tăng, để bảo vệ sức khỏe, tránh bệnh tật, người cao tuổi cần lưu ý những 🐷nguyên tắc như ăn giảm muối, mỡ và đường, ăn tinh không ăn thô; tập luyện thường xuyên để cơ thể lưu thông máu, tinh thần luôn vui vẻ (hãy tha thứ, hãy lãng quên, ít giận hờn, không oán trách...); sử dụng thêm thuốc b🔯ổ để bù đắp thiếu hụt các chất trong cơ thể. Đặc biệt, mọi người phải kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.