Rượu bia, các chất kích thích, đồ uống có đường như nước ngọt, nước trái cây, nước có gas là những thức❀ uống không thể thiếu trong những ngày Tết. Tuy nhiên, các loại thức uống này, đặc biệt là bia có chứa một lượng lớn axit uric. Vì vậy, khi uống vào sẽ làm tăng nồng độ axit uric trong máu, làm cho bệnh gout trở nên trầm trọng hơn.
ThS.BS.CKI Đinh Phạm Thị Thúy Vân, Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, Hệ thống BVĐK Tâm Anh cho biết, tất cả các loại thức uống có cồn đều có khả năng ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, làm tăng nồng độ axit uric trong cơ thể. Những người mắc bệnh gout có thể khởi phát những đợt gout cấp chỉ trong vòng 24 giờ sau khi uống rượu bia, dẫn đến những cơn đau khớp dữ dội và hạn chế tầm vận động. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, sự nhạy cảm của cơ thể đối với tình trạng viêm xương khớp ở những người thường xuyên uống rượu bia cũng cao hơn người bình thường. Điều này làm tăng sự mất mô liên kết giữa các khꦕớp ở đầu gối và vai, thúc đẩy tình trạng viêm xương khớp trở nên nghiêm trọng hơn.
Vì vậy, để phòng ngừa bệnh gout phát triển, trải qua những ngày Tết vu🧜i vẻ và trọn vẹn, người bệnh nên hạn chế tối đa bia rượu và các loại thức uống có cồn. Thay vào đó, nên uống cà phê, trà xanh và nước lọc. Cà phê chứa nhiều hợp chất gồm khoáng chất, polyphenol và cafein, có khả năng làm giảm nồng độ axit uric thông qua một số cơ chế đặc b🐎iệt. Đồng thời, thức uống này còn có tác dụng tăng tốc độ bài tiết axit uric và giảm tốc độ tạo ra axit uric của cơ thể.
Đối với trà xanh, thức uống này làm giảm nồng độ axit uric trong máu thông qua việc thúc đẩy sự hình thành nước tiểu và đẩy nhanh quá trình đào thải axit uric. Vì vậy, uống một lượng cà phê đen hoặc trà xanh vừa đủ mỗi ngày giúp kiểm soát tốt bệnh gout. Ngoài ra, người bệnh cജần đảm bảo cung cấp đủ cho cơ thể 2 -2,5 lít nước mỗi ngày, đặc biệt là nước khoáng kiềm, không gas.
Bên cạnh đó, trong chế ꦐđộ dinh dưỡn🔯g ngày Tết, người bệnh cũng cần lưu ý:
Ăn các loại thịt trắng như thịt cá sông, thịt gà ức... thay cho thịt đỏ và hải sản. Các loại thịt trắng có hàm lượng đạm cao nhưng rất ít purin, không chỉ không làm tăng nồng độ axit uric mà còn có tác dụng chống lại quá trình kết tủa của hợp chất này, rất tốt cho người bệnh gout. Ngườiꦇ bệnh nên tiêu thụ từ 110 – 170gr thịt trắng mỗi ꦓngày.
Tăng cường trái cây giàu vitamin C: Trái cây là nhóm thực phẩm rất được ưa chuộng ngày Tết. Người bệnh nên ưu tiên tiêu thụ ಌcác loại trái cây có hàm lượng vitamin C cao như chanh, bưởi, tắc, cam, ổi... Bổ sungꩲ vitamin C giúp làm giảm nồng độ axit uric trong máu, chống viêm, chống oxy hóa, tăng sức đề kháng, sức bền cho thành mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh lý khác. Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên nạp vào cơ thể quá nhiều vitamin C. Điều này có thể gây tăng oxalat niệu, dẫn đến buồn nôn và ợ nóng.
Ngoài ra, để khởi phát, trong những ngày Tết, người bệnh cần lưu ý tuân thủ chỉ định của bác sĩ trong việc điều trị. Một số trường hợp người bệnh đã kiểm soát chế độ ăn uống nhưng vẫn có thể bị khởi phát bệnh gout cấp. Lúc này, người bệnh nên chườm lạnh tại vị trí đau, kê vùng bị đau lên cao để làm dịu cơn đau, khi cần thiết, có thể sử dụng thêm các loại thuốc giảm đau không kê 🍷toa. Nếu🧸 cơn đau vẫn không thể kiểm soát, hãy đến gặp bác sĩ để được giúp đỡ.
Phi Hồng