Thạc sĩ Nguyễn Diệu Thúy, Chuyên viên Y khoa, Hệ thống tiêm chủng V﷽NVC khuyến cáo như trên trong bối cảnh cả nước ghi nhận nhiều ca bệnh bạch hầu và ho gà. Nhiều trường hợp không khám kịp thời, tự♒ điều trị tại nhà, chỉ nhập viện khi bệnh trở nặng. Theo thạc sĩ Thúy, việc này có thể dẫn đến biến chứng nặng, trong đó có tử vong và tiềm ẩn nguy cơ lây lan bệnh trong cộng đồng.
Bệnh trở nặng
Bạch hầu, ho gà có triệu chứng ban đầu dễ nhầm lẫn với các bệnh đường hô hấp thông thường, gồm đau họng, chảy nước mũi, m😼ệt mỏi, ho, có thể sốt hoặc không. Việc tự điều trị tại nhà có thể làm chậm thời gian "vàng" điều trị, dẫn đến các biến chứng nặng, tăng nguy cơ tử vong.
Điển hình ca tử vong do bạch hầu tại Nghệ An, bệnh nhân tự mua thuốc uống trong 7 ngày và chăm sóc không đúng cách. Bệnh diễn tiến nhanh, bệnh nhân sốc🐈 nhiễm khuẩn, biến chứng viêm cơ tim, suy đa tạng và tử vong sau khoảng 4 ngày nhập viện.
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), các trường hợp xác định mắc bạch hầu và ho gà đều cần cách ly, hỗ trợ y tế, người dân không tự sử dụng thuốc hoặc tự điều trị khi chưa có chỉ dẫn của bác sĩ. 🐎Khi điều trị đúng cách, tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, quá trình nhiễm trùng được rút ngắn đồng thời tránh các biến chứng nặng như viêm phổi, viêm tai giữa, suy hô hấp, suy tuần hoàn... (đối với ho gà); tắc nghẽn đường hô 🌠hấp, viêm cơ tim, viêm thận, viêm phổi... (với bạch hầu).
Bên cạnh đó, khi không điềuღ trị kịp thời, ho gà và bạch hầu đều có tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt đối với trẻ nhỏ - người có hệ miễn dịch suy giảm như thai phụ, người già, người có bệnh lý mạn tính...
Kháng kháng sinh
Phác đồ điều trị bệnh bạch hầu và ho gà đều sử dụ𝓀ng kháng sinh, liều lượng và loại sử dụng cần chỉ định của bác sĩ. Nếu bệnh nhân tự uống thuốc hoặc điều trị tại nhà không theo chỉ dẫn, nguy cơ bệnh trở n𓆏ặng nhanh chóng và có thể dẫn tới tình trạng kháng kháng sinh.
Mặt khác, từ năm 2018, các nhà khoa học Anh và Ấn Độ đã bá꧒o cáo tình trạng bạch hầu kháng nhiều kháng sinh. Dù chưa có số liệu cụ thể về mức độ kháng kháng sinh, thạc sĩ Thúy đánh giá t𒉰ình trạng này đáng báo động, trong bối cảnh người dân Việt thường tự mua và dùng kháng sinh không có hướng dẫn của bác sĩ.
Lây lan mầm bệnh cho cộng đồng
Bạch hầu, ho gà chủ yếu lây nhiễm theo đường hô hấp, thông qua dịch tiết từ niêm mạc mũi, họng. Hai bệnh đều có khả năng lây lan mạ﷽nh, có thể bùng phát thành dịch. Việc tự điều trị tại nhà không có hỗ trợ y tế có thể dẫn đến việc lây nhanh cho cộng đồng.
Cục Y tế dự phòng hướng dẫn các bệnh nhi mắc ho gà dưới một tuổi nhập viện càng sớm càng tốt. Bệnh nhi cần được theo dõi các nguy cơ như ho ngạt thở, ngừng thở do ngạt và sẵn sàng các hỗ trợ y tế như hút đờm, thở oxy, bù nước, dinh dưỡng đầy đủ. Còn với bạch hầu, đây là bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm đ😼ộ💟c, tất cả bệnh nhân nghi bạch hầu cần nhập viện để theo dõi.
Để phòng bệnh, BS.CKI Lღê Thị Trúc Phương, Chuyên viên Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC, khuyến cáo người dân tiêm ngừa. Đây là biện pháp ♕an toàn và hiệu quả cao.
Vaccine ngừa bạch hầu, ho gà hiện phổ biến trong tiêm chủng 🐷mở rộng lẫn dịch vụ cho trẻ em và người lớn. Phụ huynh cần chú ý lịch tiêm để chủng ngừa đầy đủ, đúng lịch kể cả các mũi nhắc cho con.
Những tháng đầu đời, trẻ cần ngừa bạch hầu, ho gà bằng vaccine phối hợp 5 trong 1 ൩hoặc 6 trong🍌 1. Trong đó, mũi 6 trong 1 có thể tiêm sớm từ 6 tuần tuổi.
Trẻ sẽ tiêm chủng ở mốc 2, 3,🅘 4 tháng tuổi và 16-18 tháng tuổi; nhắc lại ở các mốc 4-6 và 9-15 tuổi, sau đó nhắc lại🍬 mỗi 10 năm một lần.
Thai phụ cần ngừa bạch hầu, ho 🦩gà, uốn ván với mũi 3 trong 1 vào ba tháng giữa hoặc ba tháng cuối thai kỳ. Vaccine giúp bảo vệ mẹ và thai nhi trong thai kỳ và những tháng đầu sau khi bé chào đờ꧋i và chưa đến tuổi tiêm chủng.
Bên cạnh tiêm ngừa, bác sĩ Phương nhắc nhở người dân chú ý phòng bệnh bằng cách: giữ vệ sinh cá nhân, không tiếp xúc với người bệnh hoặc người có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh, vệ sinh môi trường, giữ khoảng cách khi đến nơi đông người, đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay bằn🅰g xà phòng.
Nhật Linh
Độc giả đặt câu hỏi tư vấn vaccine để bác sĩ trả lời tại đây.