Bệnh viêm vùng chậu (PID) là một bệnh nhiễm trùng cơ quan sinh sản ở nữ giới, xảy ra khi vi khuẩn di chuyển qua cổ tử cung đến tử cung và ống dẫn trứng. Viêm vùng chậu có thể khiến phụ nữ khó có con hơn, thậm chí gây vô sinh. Theo CDC 🌳Mỹ, cứ 8 phụ nữ bị viêm vùng chậu thì có 1 người bị vô sinh.
Nguyên nhân phổ biến nhất của vô sinh liên quan đến PID là ống dẫn trứng bị tắc. Vi khuẩn xâm nhập dẫn đến viêm nhiễm, gây hình thành các mô sẹo. Các mô sẹo này có thể tạo ra tắc nghẽn trong ống dẫn trứng khiến tinh trùng và trứng khó gặp nhau hơn. PID cũng có thể gây ra hydrosalpi𒀰nx, là tình trạng mà ống dẫn trứng bị tắc bởi nhiều chất lỏng. Tình trạng hydrosalpinx cũng có thể làm giảm tỷ lệ thành công k🦋hi điều trị IVF.
Mang thai ngoài tử cung cũng có thể liên quan đến PID. Một số trường hợp viêm vùng chậu cần được phẫu thuật để khắc phục những tổn thương ở ống dẫn trứng, điều này sẽ làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung hơn. Ngoài ra, phụ nữ bị PID còn có nguy cơ đau vùng chậu mãn tính, áp xe ống dẫn trứng hoặc buồng trứng, viêm dính, viêm phúc mạc và viêm quanh 🃏gan. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, PID không được điều trị có thể dẫn đến tử vong. Tuy nhiên, nữ giới mắc PID vẫn có thể mang thai với sự hỗ trợ của các phương pháp điều trị sinh sản.
Triệu chứng phổ biến nhất của PID là đau vùng chậu. Các triệ꧑u chứng khác bao gồm đau vùng chậu khi giao hợp, đau lưng dưới, kinh nguyệt không đều, tiết dịch âm đạo bất thường, các vấn đề về tiểu tiện,... Một số triệu chứng có thể bị nhầm với các bệnh khác như viêm ruột thừa, lạc nội mạc tử cung hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu. Do đó, chị em cần thông 🦄báo với bác sĩ nếu nghi ngờ bản thân mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc có các yếu tố nguy cơ khác đối với PID, như sẩy thai, sinh con hoặc mang thai ngoài tử cung,...
Các triệu chứng bệnh viêm vùng chậu khác nhau ở mỗi người, tùy thuộc tình trạng PID cấp tính (các triệu chứng đột ngột, nghiêm trọng), mãn tính (diễn biến lâu dài với các triệu chứng ít nguy hiểm hơn) hoặc thầm lặng (không có triệu chứng). Tuy nhiên, các triệu chứng không nói lên mức độ tổn thương của các cơ quan sinh sản. Một số phụ nữ chỉ phát hiện ra mắc PID sau khi cố gắng thụ thai không ♈thành công hoặc mang thai ngoài tử cung.
PID thường do các bệnh꧙ lây truyền qua đường tình dục (STDs) gây ra. Trong đó chlamydia và bệnh lậu là hai nguyên nhân chủ yếu. Chlamydia thường gây ra PID thầm lặng, nhiều phụ nữ không biết mình bị nhiễm bệnh cho tới 🐬khi một số vi khuẩn thường được tìm thấy trong âm đạo và có thể dẫn đến PID. Phụ nữ bị bệnh STD, có thói quen thụt rửa âm đạo thường xuyên, đặt vòng tránh thai hoặc sẩy thai, phá thai,... có nguy cơ mắc PID rất cao khi cổ tử cung mở, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào.
Sử dụng thuốc kháng sinh uống là phương pháp điều trị PID phổ biến nhất. Đôi khi có thể sử dụng đường tiêm tĩnh mạch để điều trị trong những trường hợp cấp tính hoặc nhập viện điều trị nếu cả kháng sinh đường uống và đường tiêm đều không hiệu quả. Trong một số trường hợp, phẫu thuật có thể cần thiết để điều trị áp xe hoặc sự kết dính gây đau đ𝐆ớn trầm trọng. PID trong trường hợp nhiễm trùng cấp tính 🧸có thể phải cắt bỏ tử cung khẩn cấp.
Vì viêm vùng chậu gây ra bởi một căn bệnh lây truyền qua đường tình dục nên bệnh có thể phòng ngừa được. Quan hệ tình 🔯dục an toàn với bao cao su và xét nghiệm STD thường xuyên là điều cần thiết. Kiểm tra và điều trị STD trước khi đặt vòng tránh thai có thể làm giảm đáng kể nguy cơ bị PID sau này. Ngoài ra, việc thụt rửa cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc PID nên cần thận trọng với thói quen này.
Bảo Bảo (Theo Very Well Family)