Gan là bộ phận quan trọng của cơ thể, có vai trò tiêu hóa thức ăn, chuyển hóa c🦂hất dinh dưỡng, lọc máu, loại bỏ độc tố khỏi cơ thể, dự trữ đường chuyển hóa thành năng lượng.
Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Trường Khanh, Trưởng k🐽hoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết người cao tuổi có nguy cơ mắc bệnh gan cao hơn người trẻ do nhiều yếu tố dưới đây.
Suy giảm chức năng gan:♐ Tuổi càng cao, các bộ phận trong cơ thể càng lão hóa, suy yếu dần, trong đó có gan. Các tế bào gan sau nhiều năm hoạt động có xu hướng suy giảm chức năng, giảm khả năng tái tạo, hồi phục chậm. Ở người cao tuổi, thể tích gan giảm 20-40%. Lượng máu nuôi gan ở người 65 tuổi trở lên gi🗹ảm khoảng 35% so với người dưới 40 tuổi, theo bác sĩ Khanh.
Môi trường ô nhiễm, thức ăn không đảm bảo vệ sinh, dùng nhiều loại 🀅thuốc điều trị bệnh như tiểu đường, tim mạch... cũngꦕ là những yếu tố tạo áp lực cho lá gan. Chúng khiến gan của người cao tuổi không còn hoạt động tốt.
Rối loạn chuyển hóa: Gan của người lớn tuổi có khả năng chuyển hóa và đào thải độc tố giảm. Cơ quan này hoạt động kém dẫn tới giảm sản xuất dịch mật (có vai trò tiêu hóa chất béo trong thức ăn). Chất béo trong thức ăn không được tiêu hóa hết, tích tụ nhiều gây khó tiêu, chán ăn, khiến gan nhiễm mỡ không do rượu. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến bệnh xơ gan, suy gan, tăng nguy cơ phát triển ung thư gan.
Bệnh tiểu đường: Khả năng sản xuất insulin của tuyến tụy và độ nhạy cảm của insulin với tế bào của người cao tuổi ngày càng suy giảm, khiến lượng đường trong máu tăng cao. Đường huyết c♈ao nếu không được kiểm soát tốt dễ dẫn đến bệnh tiểu đường.
Mức đường huyết cao ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa lipid máu. Gan sản xuất nh💃iều chất béo dư thừa nhưng không được đào 🔯thải làm tích tụ chất béo trong gan. Đây là nguyên nhân phổ biến gây ra các vấn đề ở cơ quan này.
Bệnh tiểu đường làm gia tăng nồng độ các chất oxy hóa, sự tích tụ các chất oxy hóa ở gan dẫn đến stress oxꦦy hóa, .
Theo bác sĩ Khanh, chăm sóc gan ở người cao tuổi là vấn đề cần được quan tâm. Bác sĩ khuyến cáo người cao tuổi, nhất là có các bệnh gan mạn tính cần tầm soát các bệnh gan định kỳ 6 tháng một lần. Chủ động đi khám khi có các dấu hiệu như chán ăn, mệt mỏi, chướng bụng, ăn không tiêu, đau bụng dai dẳng, vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu, sụt cân hoặc tăng cân bất thường... Người bệnh cần dùngಌ thuốc đúng chỉ định của bác sĩ.
Thiết lập và duy trì các thói quen lành mạnh như hạn chế uống rượu bia, ngưng hút thuốc lá, ăn uố𝓡ng cân bằng, tập thể dục đều đặn để kiểm soát các yếu tố có nguy cơ gây bệnh gan.
Mỹ Linh
Độc giả đặt câu hỏi về bệnh tiêu hóa tại đây để bác sĩ giải đáp |