Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Trường Khanh, Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết thời tiết nắng nóng, nhiệt độ môi trường cao tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi và phát triển nhanh chóng. Thực phẩm không được chế biến và bảo quản đúng cách khiến các tác nhân gây b📖ệnh dễ dàng tấn công làm biến chất, hư hỏng.
Ở nhiệt độ 32-43 độ C, vi khuẩn phát triển nhanh nhất, có thể nhân đôi chỉ sau 20 phút, làm thức ăn nhanh ôi thiu, nhiễm khuẩn. Trong đó, thực phẩm có nguồn gốc động vật, nhiều dầu🤡, đạm gồm thịt, cá, hải sản, sữa, chưa nấu c꧙hín hoặc còn tái như rau quả sống, sushi, nem chua... dễ bị vi khuẩn tấn công.
Nhiệt độ tăng cao khiến hệ miễn dịch cơ thể dễ suy giảm, nhất l🧸à ở trẻ nhỏ, người lớn tuổi.ꦉ Khi tiếp xúc với các độc tố của vi khuẩn trong thực phẩm, cơ thể giảm khả năng chống cự, dễ nhiễm bệnh và ngộ độc hơn.
Triệu chứng ngộ độc thực thường 💛gặp là , buồn nôn, tiêu chảy. Khi bệnh diễn tiến nặng hơn, tiêu chảy kéo dài, đi ngoài ra máu, mất nước, sốc nhiễm khuẩn, tử vong. Tùy theo tác nhân gây độc tố mà các triệu chứng ở dạ dày, ruột, thần kinh... có thể khác nhau. Ngộ độc thực phẩm do một số loại vi khuẩn dễ lây lan, bao gồm tả (V.Cholerae), thương hàn (Salmonella), lỵ (Shigella), E. coli, tụ cầu (Staphylococcus aureus), Listeria, Campylobacter jejuni...
Theo bác sĩ Khanh, ꧂vi khuẩn tả có độc tố rất mạnh. Nếu ngộ độc do vi khuẩn tả không phát hiện sớm, xử trí kịp thời có thể dẫn đến suy thận cấp do mất nước và chất điện giải ồ ạt, trụy tim mạch. Vi khuẩn thư🍷ơng hàn có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như chảy máu đường ruột, thủng ruột hoặc nhiễm trùng huyết.
Bác sĩ Khanh khuyến cáo người có dấu hiệu nghi ngờ ngộ độc thực phẩm nên thực hiện một số cách sơ 🌞cứu sau.
Gây nôn nếu người bệnh còn tỉnh táo, có biểu hiện muốn nôn ói. Nô✤n càng nhiều càng tốt vì giúp hạn chế chất độc có trong t🗹hực phẩm ngấm vào cơ thể, phát tán và gây hại.
Sau đó, người bệnh nghỉ ngơi và uống nhiều𒆙 nước, có thể sử dụng oresol để bù nước. Sau sơ cứu, dù nꦫgười bệnh có dấu hiệu tỉnh táo vẫn cần được đưa tới cơ sở y tế để kiểm tra và thực hiện các bước cấp cứu cần thiết.
Dựa theo kết quả đánh giá lâm sànꦫg, bác sĩ có thể chỉ định làm thêm một số kỹ thuật như xét nghiệm máu, cấy phân... nhằm tìm kiếm sự hiện diện của vi sinꦗh vật gây bệnh, xác định chính xác nguyên nhân, đưa ra hướng xử trí phù hợp.
Để phòng tránh ngộ độc ngày nắng, nên mua thực phẩm còn tܫươi mới, có nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, các món ăn không qua chế biến nhiệt để diệt vi khuẩn như gỏi, nộm, tiết canh...
Khi nhiệt độ tăng cao, các loại rau củ quả, thịt cá dễ hư hỏng. Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh, tránh để ngoài môi trường nhiệt độ phòng quá một ngày. Thức ăn được nấu chín có thᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚể để ở nhiệt độ phòng và nên ăn trong vòng hai giờ.
Nhiệt độ cao khiến thức ăn dễ ꧅biến chất hơn, nên ăn ngay thay vì để ở môi trường bên ngoài. Nấu vừa đủ ăn, tránh để qua đêm. Trong trường hợp vẫn thừa 🦂thức ăn thì bọc kín và cho ngay vào ngăn mát tủ lạnh dưới 5 độ C.
Trước khi chế biến đồ ăn, trướ♕c khi dùng bữa, sau khi đi vệ sinh cần rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng, dung dịch sát khuẩn. Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ th🐻ể bằng cách ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn, ngủ đủ giấc, không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia.
Ly Nguyễn
Độc giả đặt câu hỏi về bệnh tiêu hóa tại đây để bác sĩ giải đáp |