Bác sĩ Đào Trần Tiến, Phó trưởng khoa Tiêu hóa - Gan mật - Tụy, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, cho biết đa polyp là tình trạng người bệnh có khoảng trên dưới 100 polyp trong đại t💛ràng và trực tràng. Đây là một rối loạn di truyền gene trội, có thể tiến triển thành ung thư đại tràng trước tuổi 40, gia tăng nguy cơ mắ𓄧c các bệnh ung thư khác như tá tràng, tụy, tuyến giáp và gan...
Gần 100 polyp trong đại trực tràng
Chị Nguyễn Thị Lan (35 tuổi, Hà Nội) nhập viện vào 𒀰đầu tháng 8 do thiếu máu, đau bụng âm ỉ quanh rốn, đầy bụng, ăn uống kém, đại tiện phân lỏng. Qua nội soi cho thấy chị bị po𓄧lyp tuyến thân dạ dày, kèm viêm dạ dày. Từ đại tràng ngang đến trực tràng của chị có gần 100 polyp kích thước từ 0,3-1,2 cm. Trong gia đình, anh họ của chị (35 tuổi) bị ung thư đại trực tràng. Mẹ của chị Lan cũng từng cắt toàn bộ đại tràng khi còn trẻ. Bác sĩ kết luận chị Lan mắc đa polyp tuyến gia đình.
Bác sĩ Tiến cho biết, các polyp lớn kích thước t🅷ừ một cm trở lên có nguy cơ biến chứng chảy máu, tắc ruột, ung thư. Bác sĩ ưu tiên xử trí nội soi cắt polyp nguy cơ cao. Trong hơn 2 giờ, êkip bác sĩ cắt khoảng 30 polyp lớn dọc đại tràng. Các polyp nhỏ có nguy cơ thấp, bác sĩ chỉ định nội soi sàng lọc định kỳ từ 6-12 tháng🗹.
Trường hợp tương tự, anh Trần Văn Hưng (31 tuổi, Hà Nội) đến khám tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào cuối tháng 7 do đau♐ bụng quặn từng cơn kèm theo sốಞt, buồn nôn và nôn ra dịch vàng xanh. Hình ảnh nội soi cho thấy, từ đại tràng góc gan đến trực tràng có rất nhiều polyp, trong đó, nhiều polyp kích thước lớn chiếm gần hết lòng đại tràng.
Theo đánh giá của bác sĩ, anh Hưng bị ung thư đại tràng góc gan giai đoạn 3, đa polyp đại trực tràng, gây tắc ruột🌌. Hạch ổ bụng, ung thư đại tràng được chẩn đoán ở giai đoạn 3, polyp tiến triển ung thư hóa gây tắc ruột. Do phát hiện ở giai đoạn muộn, bệnh nhân được điều trị theo phác đồ, nhịn ăn hoàn toàn, nuôi dưỡng tĩnh mạch và sử dụng kháng sinh. Hiện tại, bệnh nhân được điều trị ổn định, được xuất viện và tái khám theo lịch.
Sàng lọc thường xuyên giúp phát hiện ung thư
Đa▨ polyp đại tràng là căn bệnh có tính di truyền với hàng trăm polyp lớn nhỏ trong lòng ống tiêu hóa. Polyp đại tràng đa phần lành tính. Tuy nhiên theo thời gian, một số polyp thay đổi cấu trúc và chuyển thành ác tính.
Bác sĩ Tiến cho biết, trường hợp ung thư đạ⛦i tràng do đa polyp đại tràng có yếu tố di truyền cần được tư vấn và sàng lọc để cắt polyp từ sớm. Người bệnh cần làm xét nghiệm gene; khám nội soi, chụp cắt lớp vi tính tầm soát để phát hiện polyp ở các vị trꦫí khác như ruột non, tá tràng. Phát hiện ở giai đoạn muộn, bệnh nhân cần phẫu thuật cắt toàn bộ đại tràng.
Xét nghiệm gene đánh giá bệnh lý di truyền dự báo nguy cơ ung thư, phát hiện các đột biến tiềm ẩn gây nguy cơ ung thư khác ngoài đường tiêu hóa. Nội soi là phương pháp giúp phát hiện và điều trị đa polyp, ngăn nguy cơ polyp tiến triển thành un🐲g thư. Người nhà, nhất là anh chị em ruột và bố mẹ của bệnh nhân đa polyp đại tràng cũng cần nội soi tầm soá🅘t sớm.
Bác sĩ Tiến khuyến cáo, đối với người bình thường, thời điểm nội soi tầm soát ung thư đại tràng bắt đầu từ 45-50 tuổi. Những người có tiền sử gia đình như anh em 🌱ruột, bố mẹ đẻ bị đa polyp có yếu tố di truyền từ lúc còn trẻ cần nội soi sàng lọc ꦿsớm từ 12-20 tuổi. Những trường hợp không phát hiện polyp đại tràng có thể nội soi định kỳ 3-5 năm. Trường hợp phát hiện polyp cần nội soi cắt và kiểm tra định kỳ từ 6-12 tháng.
Khi mắc đa polyp đại tràng, người bệnh nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, các loại cá, đậu... Chế độ ăn này có lợi cho hệ vi sinh vật đường ruột. Người bệnh nên 🦄tránh sử dụng các chất kích thích gây viêm như rượu, hút thuốc, các thức ăn khó 🐻tiêu như thịt đỏ, đồ ngọt hoặc các thực phẩm chế biến sẵn.
Lục Bảo