Theo nghiên cứu của Viện Khoa học Y tế Toàn Ấn Độ, bệnh tiểu đường và ung thư tuyến tụy có mối liên hệ nhân quả. Cụ thể, bệnh tiểu đường gây ra những thay đổi trong tế bào có thể dẫn đến ung thư tuyến tụy do 𝔍tác hại của lượng đường trong máu cao. Ngược lại, ung thư tuyến tụy có thể gây ra bệnh tiểu đường do làm gián 🍨đoạn một trong những chức năng chính của tuyến tụy là sản xuất hormone insulin, giúp điều chỉnh đường huyết. Người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy cao gấp đôi người không mắc bệnh này.
Nghiên cứu của Hiệp hội Tiểu đường Mỹ chỉ ra, bệnh tiểu đường là do sự gián đoạn trong sản xuất hoặc sử dụng insulin không hiệu quả. Insulin cho phép glucose đi vào tế bào để cung cấp n💃ăng lượng cho chúng. Hor🌱mone này làm tăng sự hấp thu glucose ở gan để sử dụng trong tương lai. Khi các chức năng này bị gián đoạn, đường glucose có thể tăng trong máu đến mức có hại.
Thay vì được các tế bào hấp thụ, lượng đường dư thừa sẽ bị phân hủy trong máu và giải phóng các phân tử không ổn định được gọi là các gốc tự do. Các gốc tự do trực tiếp gây hại cho các tế bào ở cấp độ di truyền và kích hoạt tình trạng viêm mạn tính có thể khiến các tế bào thay đổi theo thời gian. Một trong những hậu quả có thể xảy ra của việc này là ung thư tuyến tụy. Ngoài ra, bệnh tiểu đường cũng làm tăng nguy cơ ung thư gan, ung thư ruột kết,ꦰ bàng quang và ung thư vú.
Các nhà nghiên cứu của Đại học Johns Hopk🔯ins (Mỹ) phát hiện ra rằng, ung thư tuyến tụy thường liên quan đến tế bào ngoại tiết tạo nên các ống và tuyến của tuyến tụy. Tổn thương tiền ung thư do đái tháo đường thường phát triển trong các mô này và một số phát triển thành ung thư. Có thể mất 10 năm hoặc hơn để một tổn thương tuyến tụy biến thành ung thư nhưng có thể chỉ mất 12 tháng để ung thư tuyến tụy chuyển thành di căn.
Ung thư tuyến tụy có thể ảnh hưởng đến các loại tế bào gọi là tế bào beta. Những tế bào này trong tuyến tụy chịu trách nhiệm sản xuất, lưu trữ và giải phóng insulin. Khi ung thư tuyến tụy phát triển, hệ thống miễn dịch sẽ giải phóng một lượng protein ngày càng tăng được gọi là yếu tố tăng trưởng biến đổi beta (TGF-β) kích hoạt quá trình chết theo tự nhiên của các tế bào beta. Trong trường hợp bình thường, quá trình chết theo tự nhiên cho phép các tế bào cũ được thay thế bằng những tế bào mới. Nhưng nếu ung thư tuyến tụy khởi phát, tỷ lệ chết tế bào tăng lên, khiến các tế bào beta chết nhanh hơn so với khả năng được thay thế. Điều này làm giảm sản xuất insulin và dẫn đến khởi phát bệnh tiểu đường.
Theo viện Ung thư Quốc gia Mỹ, đối với nhiều người, bệnh tiểu đường là dấu hiệu đầu tiên của ung thư tuyến tụy. Đôi khi, người bị ung thư tuyến tụy được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường từ 6-36 tháng trước khi được c❀hẩn đoán mắc ung thư này. Vì lý do này, bệnh tiểu 🤡đường mới khởi phát sau 50 tuổi được coi là dấu hiệu cảnh báo sự phát triển của ung thư tuyến tụy.
Các yếu tố góp phần gây ung thư tuyến tụy ở người mắc tiểu đường gồm trên 45 tuổi, bị tiểu đường 30 năm trở lên, sử dụng insulin hoặc một số thuốc kiểm soát🅰 bệnh tiểu đường, có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường. Ngược lại, các yếu tố khiến người ung thư tuyến tụy mắc bệnh tiểu đường khởi phát gồm trên 50 tuổi, thiếu cân tại thời điểm chẩn đoán bệnh, tăng sử dụng insulinꦐ mặc dù giảm cân, có tiền sử gia đình mắc ung thư tuyến tụy, sỏi mật, viêm tụy, viêm túi mật.
Để giảm nguy cơ ung thư tuyến tụy, người tiểu đường nên duy trì cân nặng khỏe mạnh, tập thể dục thường xuyên, tránh🥀 uống rượu và bỏ thuốc lá. Người bệnh có thể dùng metformin để làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tụy (dùng hàng ngày có thể làm giảm tới 37% nguy cơ ung thư).
Mai Cat
(Theo Very Well Health)