ꦅGiữa phố xá Hà Nội, nơi ở của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp như một thế giới tách biệt. Khoảng sân rộng lát gạch đỏ giống nhiều gia đình nông thôn. Nhà xây theo kiến trúc cũ, bài trí đơn giản với chõng tre, bàn ghế mộc mạc.
💧Trong nhà, ông nằm trên ghế mây, đầu hơi nghiêng, mắt lim dim, ngọng nghịu nói: "Vẫn nhớ tôi à". Có người đến thăm, ông tỉnh táo hẳn, gắng nằm ngay ngắn nhưng thỉnh thoảng, người ông lại đổ hẳn về một bên. Nhà văn gầy sọp sau cơn tai biến từ tháng 3, phải nằm viện thời gian dài.
🤪Lần đi khám gần nhất, bác sĩ nói ông còn khối máu tụ ở não, khả năng phục hồi là 50%. Vài tháng trước, ông có thể chống gậy bước đi quanh nhà nhưng gần đây, sức khỏe yếu hơn, ông chỉ nằm hoặc ngồi một chỗ. Hàng ngày, hai con trai giúp ông mọi sinh hoạt. Riêng lúc ăn uống, ông tự mình xúc cơm. Là người đạm bạc, ông không kén chọn, gia đình có gì ăn nấy. Mắc chứng tiểu đường nên phần cơm trưa của ông chủ yếu là rau.
ꦗSo với thời còn sung sức, ánh mắt ông dịu đi nhưng vẫn phảng phất nét cứng cỏi. Ông không cử động được người, chân, tay nhưng đầu óc vẫn minh mẫn. Nói chuyện một hồi, ông đòi uống nước. Nhà hết nước trắng, ông nhất định không chịu uống nước cam vì không thích. Con cả của ông - họa sĩ Phan Bách - cho biết bố vẫn giữ tính cách ngang tàng như lúc khỏe nên người giúp việc không làm được lâu dài. Ông chỉ bằng lòng để vợ, con cái ở bên.
Khi con trai thứ - Phan Khoa - trò chuyện, ông nằm bên, lắng tai nghe, thỉnh thoảng, bổ sung vài từ cụt lủn. Anh Khoa nghe là đoán được ý bố. Anh nói bố là người nghiêm khắc nhưng chân thành, có trách nhiệm và tình cảm. Anh thân thiết với bố từ nhỏ, từng là nguyên mẫu để ông sáng tác tiểu thuyết Tuổi 20 yêu dấu.
♚Nằm một chỗ, ông buồn nhưng không để lộ ra ngoài. Hỏi chuyện ăn, ngủ, nghỉ, ông đều nói: "Tốt lắm", "Vợ con chăm sóc chu đáo". Ông giữ thói quen vẽ tranh, viết lách. Trên những tấm bìa tối màu khổ lớn, nhà văn vẽ những nét nguệch ngoạc nhưng vẫn nhìn ra khóm hoa, dáng người sinh động. Ông sáng tác thơ tặng vợ, con và một số bạn bè. Ông vẽ vợ - bà Phan Thị Tự Trang - mặc áo dài, cầm nhành hoa, đề từ bài thơ: "Vẽ Trang vài nét bút/ Cốt tập để khỏe người/ Cho đầu óc khỏi bí/ Và chỉ là đùa thôi".
🤡Đến giờ ăn, khi con trai dọn bàn ra, ông cầm bút vì tưởng sắp được viết. Trước chiếc bàn nhựa gấp kiểu học sinh, ông dựa vào ghế, đầu cúi gằm, chân duỗi thẳng. Trên tấm bìa khổ lớn, ông vẽ vài bông hoa, viết một bài thơ. "Cuộc sống tươi đẹp/ Là do con người/ Mọi điều kỳ diệu/ Tất cả...". Hai chữ cuối con trai ông không dịch được. Khi hỏi lại, ông cũng không nhớ mình viết gì.
Dù khó khăn khi nói chuyện, Nguyễn Huy Thiệp vẫn thích bàn chuyện văn chương.
🍃Ông đau đáu vì mảng đề tài văn học về nông thôn bị bỏ ngỏ. Khi hỏi ông nhắn nhủ điều gì với người viết trẻ, ông nhiều lần mở miệng rồi lại khép vào nhưng không thể phát ra âm thanh, một lúc lâu sau mới dồn sức nói: "Các bạn hãy viết với tất cả chân - thiện - mỹ". Hỏi ông tiếc nuối điều gì trong sự nghiệp, ông trả lời dứt khoát: "Không". Thế nhưng một lúc sau, dường như ngẫm nghĩ lại, ông gắng gượng nói: "Tôi mong có thêm nhiều nhà văn trẻ viết hay trên văn đàn", "Tôi mong sớm khỏe lại, có cơ hội hợp tác với mọi người".
Gia đình mong ông hồi phục ít nhiều, có thể chống gậy đi lại cho đỡ buồn chân. Còn ông khao khát nhiều hơn thế. Tuyên bố gác bút🐟 năm 2014, thế nhưng, từ đó đến trước khi bệnh, ông vẫn miệt mài lao động chữ nghĩa. Ông còn nhiều tác phẩm chưa giới thiệu, gồm một tiểu thuyết, vài truyện ngắn, hai vở kịch. Bao năm nay, ông giữ thói quen viết tay, không dùng máy tính. Mỗi lần viết xong, ông đưa bản thảo cho trợ lý của họa sĩ Lê Thiết Cương, nhờ đánh máy lại.
Lần gần nhất ông xuất hiện ở một buổi ra mắt sách là năm 2018, khi giới thiệu tiểu thuyết Tuổi 20 yêu dấu෴. Hồi đó, ông còn khỏe, nói năng lưu loát trước vài trăm độc giả ở hội trường Trung tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nội. Nhà văn vẫn mong khỏe lại để dự ra mắt sách mới, gặp lại bạn văn, độc giả.
🦂Nguyễn Huy Thiệp sinh năm 1950 ở Thái Nguyên, quê gốc ở Hà Nội. Thuở nhỏ, ông cùng gia đình di tản qua nhiều vùng quê ở Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc. Ông tốt nghiệp khoa Lịch sử, Đại học Sư phạm Hà Nội. Ông xuất hiện trên văn đàn Việt Nam từ năm 1968, với một số truyện ngắn đăng trên Báo Văn nghệ đề tài nông thôn. Hơn 50 năm cầm bút, ông có 50 truyện ngắn, 10 vở kịch, bốn tiểu thuyết cùng nhiều tiểu luận, phê bình văn học gây chú ý, được xem là "hiện tượng hiếm" của văn đàn trong nước.
Ông từng nhận huân chương Văn học Nghệ thuật Pháp (2007), giải thưởng Premio Nonino (Italy, 2008). Một số tác phẩm nổi bật của ông gồm truyện ngắn Tướng về hưu, chuyển thể thành phim điện ảnh cùng tên năm 1988, Những ngọn gió Hua Tát (tập truyện ngắn và kịch, 1989), Tiểu Long Nữ (tiểu thuyết, 1996), Tuổi 20 yêu dấu (tiểu thuyết, xuất bản ở Pháp năm 2002)...
Hà Thu (ảnh, video: Anh Phú)