Nhiều người lầm tưởng cảm lạnh chỉ xuất hiện khi thời tiết thay đổi hoặc trong những ngày mưa, lạnh. Thạc sĩ, bác sĩ Đặng Thành Đô, khoa Hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, giải thích cảm lạnh là do virus gây ra, không phải do thời tiết nên ai cũng có thể mắc bệnh vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Có hơn 200 loại virus khác nhau gây cảm lạnh. Trong những tháng෴ mùa đông, hầu hết trường hợp mắc bệnh đều do rhovirus. Cảm lạnh vào mùa hè thường do nhiễm enterovirus.
Virus chủ yếu lây truyền từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp với giọt bắn. Dịch tiết phát tán ra ngoài không khí khi người bệnh ho, hắt hơi, ôm hôn, giao tiếp. Virus có thể tồn tại lâu ở môi trường bên ngoài. Người khỏe mạnh chạm t💃ay vào bề mặt chứa virus rồi đưa lên mắt, mũi, miệng hoặc dùng chung đồ dùng cá nhân như bàn chải đánh răng, cốc uống nước... với người mang virus cũng dễ nhiễm bệnh. Kỳ nghỉ hè, nhu cầu giao lưu vui chơi, đi lại tăng cao cũng làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh.
Thời tiết nắng nóng kh🧸iến nhiệt độ cơ thể tăng, kích thích bài tiết nhiều mồ hôi. Nhiều người tìm cách giải nhiệt bằng cách tắm, bơi lội, nghỉ ng🍷ơi, làm việc, sinh hoạt liên tục nhiều giờ trong phòng điều hòa, ăn kem, uống nước đá... Trong khi những thói quen này có thể dẫn đến cảm lạnh.
Bác sĩ Đô cho biết ngâm người trong nước quá lâu, ở trong phòng điều hòa bật ở mức nhiệt thấp, vào phòng điều hòa ngay sau khi tắm xong hoặc sau khi đi từ ngoài nắng về, mở quạt công suất lớn khi đang chảy nhiều mồ hôi... dễ khiến cơ thể bị nhiễm lạnh. Lúc này, 🍨mạch máu dưới da co lại, giảm lưu thông máu đến các cơ quan, giảm sức đề kháng. Nếu tiếp xúc với nguồn lây lan virus rất dễ mắc bệnh.
Thói quen giải nhiệt bằng nước đá lạnh, kem... có thể khiến niêm mạc đường hô hấp bị co lại hoặc tổn thương phù nề, xung huyết. Điều này tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn tấn công đường hô hấp, gâ🎃y bệnh. Uống bia hơi, bia lạnh ngày hè không giúp giải nhiệt mà còn gây mất nước, mệt mỏi, suy giảm chức năng phổi, hệ tiêu hóa, cản trở sự vận hành của hệ miễn dịch.
Ngày hè, cơ thể dễ mất nước, làm hạn chế khả năng vận chuyển oxy, chất dinh dưỡng trong máu đến nuôi các tế bào. Cơ thể thiếu hụt một lượng khoáng chất thiết yếu sẽ cản trở quá trình thải độc, khiến hệ miễn dịch suy giảm. Thời tiết mưa nắng thất thường, virus dễ sinh sôi và phát🐻 triển, lây nhiễm cho người.
Cơ thể tiết nhiều mồ hôi để làm mát khi nắng nóng, gây mất nước, chất điện giải, dẫn đến giảm cảm giác thèm ăn. Nhiều người ăn uống thất thường, bỏ bữa hoặc lựa chọn thực phẩmඣ chế biến sẵn chứa nhiều muối, dầu mỡ nhưng ít rau🌃 xanh, hoa quả. Mất cân bằng dinh dưỡng khiến sức khỏe giảm sút, dễ mắc bệnh lây qua đường hô hấp.
Thói quen ngồi liên tục trong phòng điều hòa, đóng kín cửa để tránh khí nóng xâm nhập, làm không khí lưu thông kém. Đây là yếu tố thuận lợi cho các tác nhân ♊gây dị ứng, virus, vi khuẩn tồn tại lâu trong nhà. Máy điều hòa làm giảm độ ẩm trong phòng, không khí khô, lạnh, tạo điều kiện cho virus phát triển, từ đó gia tăng nguy cơ mắc bệnh.
Các triệu chứng cảm lạnh mùa hè thường là sổ mũi, nhức đầu, hắt xì, ho, đau nhức cơ thể, sốt, cảm giác ớn lạnh, chân tay lạnh... tương tự khi mắc bệnh ở thời điểm khác trong năm. Tuy nhiên, sức nóng và độ ẩm cao, cơ thể dễ bị mất nước ở những tháng hèཧ có thể khiến người bệnh khó chịu hơn.
Các triệu chứng bộc lộ sau khoảng 3-5 ngày kể từ khi tiếp xúc với nguồn bệnh. Một số trường hợp có thể đột ngột sốt cao kèm rét run kéo dài 3-5 ngày. Sau khi thân nhiệt hạ mới xuất hiện một loạt triệu chứng cảm lạnh. Trẻ nhỏ dễ có biểu hiện da khô nóng, mắt đỏ, đau rát họng, ho c🧸ó đờm, chảy máu c🌊am, biếng ăn, buồn nôn...
Hầu hết triệu chứng bệnh có xu hướng giảm dần sau 5-7 n🤡gày nếu được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, trẻ nhỏ cần được theo dõi chặt chẽ để đề phòng biến chứng viêm phổi, viêm xoang, viêm tai giữa, hen...
Bệ🧜nh hiện chưa có thuốc đặc trị hay vaccine phòng ngừa. Khi mắc bệnh, bác sĩ chỉ định các loại thuốc giảm đau hạ sốt, thuốc xịt thông mũi, siro ho... để giảm tr﷽iệu chứng. Kháng sinh chỉ được sử dụng khi cơ thể có dấu hiệu bội nhiễm vi khuẩn.
Để cơ thể nhanh hồi phục khi mắc bệnh, bác sĩ☂ Đô khuyên mỗi người🐬 nên ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ, súc miệng bằng nước muối và nước ấm 3-4 lần một ngày, tắm nước ấm, kê cao gối khi ngủ. Điều chỉnh nhiệt độ phòng phù hợp, trung bình 25-28 độ C. Duy trì độ ẩm trong phòng ở khoảng 40-60%. Chú ý vệ sinh máy phun sương, máy tạo độ ẩm, thay nước hàng ngày để ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi.
Chườm ấm, chườm lạnh xung quanh vùng xoang giúp giảm khó chịu ở vùng mũi, làm loãng dị🥂ch nhầy, giảm đau vùng xoang mũi. Xịt rửa mũi bằng nước muối sinh lý ấm hoặc dung dịch nước biển sâu. Xông tinh dầu, thoa nhẹ một lớp tinh dầu dưới mũi, lòng bàn chân, thái dương hoặc pha một vài giọt vào nước tắm cũng giúp thông mũi, giảm đau nhức. Trường🌳 hợp cần thiết phải ra ngoài, người bệnh nên đeo khẩu trang để hạn chế lây truyền virus cho người khác.
Để phòng nguy cơ mắc bệnh, bác sĩ Đô khuyến cáo rửa tay thường xuyên bằng nước sạch, xà phòng trong 20 giây, sau đó lau khô tay thật kỹ. Nếu không có xà phòng hoặc nước, có thể sử dụng dung dịch nước rửa tay. Đeo khẩu trang khi ra ngoài, tránh tiếp xúc gần với người có dấu hiệu mắc bệnh. Thường xuyên sát khuẩn bề mặt và vật dụng dùng chung như tay nắm cửa, chìa khóa, tay vịn cầu thang, điều khiển tivi, đồ chơi🍃... Không dùng chung đồ cá nhân như bàn chải, cốc nước hoặc chấm chung bát gia vị với người khác khi ăn.
Bác sĩ Đô lưu ý nhiều loại virus lưu hành quanh năm gây ra triệu chứng giống cảm lạnh như Covid-19, cúm, virus hợp bào hô hấp (RSV). Người có dấu hiệu mắc bệnh tốt nhất nên đến cơ sở y tế uy tín khám để được làm xét nghiệm loại trừ. Bác sĩ hướng dẫn chăm sóc và điều trị bệnh đún👍g cách.
Trịnh Mai
Độc giả gửi câu hỏi về bệnh hô hấp tại đây để bác sĩ giải đáp |