Cứng cổ gây đau nhức khó chịu,♒ giảm phạm vi chuyển động, khiến đầu không thể xoay từ bên này sang bên kia. Dưới đây là những lý do thường gặp.
Chấn thương cơ
Cổ được tạo thành từ 26 cơ, có nhiệm vụ ổn định phần thân trên và hỗ trợ chuyển động. Các hoạt động hàng ngày như ngủ sai tư thế, té ngã, ngồi thõng vai trong thời gian dài, tập thể dục sai cách có thể làm căng các cơ ở cổ, từ đó gây ra chấn thương và dẫn đến cứng cổ. Tình trạng này thường tự khỏi sau vài ngày 🃏đến vài tuần, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng.
Chấn thương cơ ở vùng cổ cũng xả𝕴y ra khi chơi thể thao, lái xe, cúi nhìn màn hình quá lâu.
Rối loạn cột sống cổ
Cột sống cổ gồm 7 đốt sống với các đĩa đệm ở giữa. Nhữn🍒g đĩa đệm này hoạt động như bộ giảm xóc và cho phép cổ di chuyển tự do. Do đó, bất kỳ vấn đề nào với xư✃ơng, đĩa đệm hoặc dây thần kinh đều có thể làm rối loạn cột sống cổ, tổn hại chức năng của cổ và dẫn đến cơn đau dữ dội lan xuống cánh tay, chân hoặc vai. Một số trường hợp rối loạn cột sống thường gặp là thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống cổ, gai xương.
Viêm khớp
Viêm khớp có thể làm thu hẹp đốt sống, khiến tủy sống bị nén, c♋ó thể gây khô khớp. Lớp đệm đốt sống cổ khô làm giảm hiệu quả hỗ trợ chuyển động. Các dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh thoái hóa đốt sống cổ là đau và cứng khớp, thường gặp ở người già.
Để giảm cảm giác cứng cổ, người bệnh nên chườm đá trong 2-3 ngày đầu, mỗi lần 20 phút. Sau thời gian này, chườm nóng giúp tăng tuần hoàn máu, hỗ trợ giảm đau. Ngư𝓡ời bị căng cơ, bong gân hoặc căng cơ có thể xoa bóp các cơ ở cổ, đầu, vai và lưng.
Khi ngủ🌞, cần điều chỉnh sao cho cột sống thẳng hàng bằng cách sử dụng gối thấp hoặc nằm nghiêng. Thực hiện các bài tập lưng và cơ cốt lõi để tăng cường sức mạnh cơ bắp.
Cơn đau cứng cổ không bớt sau vài ngày hoặc đi kèm sốt, khó thở, đau đầu dai dẳng cꦇó thể là dấu hiệu của bệnh viêm màng não do vi khuẩn, cần điều trị y tế.
Huyền My (Theo Medicine.net, Medical News Today)
Độc giả đặt câu hỏi bệnh xương khớp tại đây để bác sĩ giải đáp |